【yokohama – nagoya】Ngân hàng cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới
作者:Nhà cái uy tín 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:07:19 评论数:
Cảnh báo lừa đảo đặt cọc hàng nhập khẩu | |
Cuối năm,ânhàngcảnhbáothủđoạnlừađảomớyokohama – nagoya cảnh giác với lừa đảo, vé máy bay giả |
Mẫu hợp đồng mạo danh OCB để lừa đảo khách hàng. |
Cụ thể, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) cho biết, thời gian gần đây ngân hàng tiếp nhận nhiều thông tin phản ánh từ khách hàng về việc một số đối tượng làm giả hợp đồng vay để thực hiện các hành vi lừa đảo, thu phí làm hồ sơ, hợp đồng vay nhằm chiếm đoạt tiền khách hàng.
Theo đó, lợi dụng tâm lý cần vay tiền của người dân trong thời điểm cuối năm, các đối tượng đã giả mạo các hợp đồng vay tiền của ngân hàng với lãi suất thấp cùng các thông tin về ban lãnh đạo ngân hàng đứng tên trên hợp đồng vay. Từ đó, lợi dụng lòng tin của khách hàng để thực hiện hành vi lừa đảo: thu phí làm hồ sơ hoặc phí nhận hợp đồng vay…
Các đối tượng này đã tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay qua các kênh Facebook, mạng xã hội của các ngân hàng, công ty tài chính… Sau đó, từng bước tiếp cận, tư vấn, chào mời và thực hiện các hành vi lừa đảo. Hồ sơ giả mạo được mô phỏng các điều khoản theo mẫu hợp đồng vay tại OCB. Tuy nhiên, các thông tin về người đứng tên đại diện của ngân hàng đều sai lệch. Khách hàng sau khi cung cấp các thông tin sẽ được yêu cầu thanh toán theo dạng COD (giao hàng thu tiền) thông qua shipper (người giao hàng)/ bưu điện với chi phí từ 1,5 – 2,5 triệu đồng để nhận hợp đồng vay.
Trước đó, Ngân hàng SCB cũng cảnh báo khách hàng về thủ đoạn tương tự. VPBank thì cảnh báo về tình trạng mạo danh nhân viên ngân hàng gọi điện thoại mời khách hàng tham dự hội thảo, mua sản phẩm liên kết với các đối tác….nhằm lợi dụng sự tin tưởng của khách hàng dành cho ngân hàng.
Công an TPHCM cũng đã cảnh báo người dân về tình trạng các đối tượng tội phạm lập ra các fanpage trên các mạng xã hội như Zalo, Facebook với tên gọi là các công ty tài chính (đều là các công ty không có thật) quảng cáo cho vay với thủ tục nhanh gọn, đơn giản, lãi suất thấp nhằm mục đích lừa đảo.
Các “công ty tài chính” này quảng cáo rầm rộ trên các mạng xã hội, đánh vào tâm lý những người cần tiền gấp. Khách hàng có nhu cầu vay chỉ cần gửi qua Zalo hình chụp chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu hoặc bằng lái xe, biên lai tiền điện hằng tháng… Khi có khách hàng vay tiền, chúng yêu cầu phải đóng tiền bảo hiểm rủi ro cho khoản vay là 550.000 đồng/khoản vay.
Nếu người vay đồng ý theo các nội dung vay tiền, các đối tượng gửi cho người vay bản hợp đồng tín dụng giả qua các công ty chuyển phát nhanh; đồng thời, nhân viên của các công ty chuyển phát nhanh sẽ thu khoản tiền bảo hiểm rủi ro. Sau khi nhận được tiền, đối tượng lừa đảo sẽ chặn liên lạc với khách hàng và không giải ngân bất cứ khoản vay nào.
Để nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn tinh vi của các đối tượng lừa đảo, tránh thiệt hại về tài sản, các ngân hàng khuyến cáo khách hàng cần cẩn trọng và cảnh giác với điện thoại, tin nhắn, email xưng danh nhân viên ngân hàng để tiếp thị và hướng dẫn thực hiện các khoản vay tín chấp không rõ ràng và yêu cầu phải chuyển khoản, thanh toán trước các khoản phí mở hồ sơ, nhận hợp đồng hay giải ngân tiền.
Khách hàng cũng tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ để tránh bị kẻ gian lấy cắp thông tin cá nhân và sử dụng trái phép; không truy cập và thực hiện giao dịch tín dụng trên các link, website lạ nhận được qua điện thoại, tin nhắn, email. Bên cạnh đó, khách hàng tuyệt đối không nạp tiền, chuyển khoản, thanh toán tiền cho người lạ khi có dấu hiệu nghi vấn.