Vốn nhà nước trong dự án PPP từ kế hoạch đầu tư công
Theạngmụcvốnnhànướcphảithựchiệntheoquytrìnhđầutưcôdự đoán real madrido quy định tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và thực tế triển khai các dự án PPP giai đoạn trước, vốn nhà nước trong dự án PPP chủ yếu được sử dụng cho mục đích hỗ trợ xây dựng công trình và giải phóng mặt bằng. Phần vốn này hầu hết được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công và phải tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư công.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nguồn để bố trí cho phần vốn đầu tư công này, trong quá trình xây dựng, dự thảo luật đã được lấy ý kiến rộng rãi theo hai phương án: Hình thành Quỹ phát triển dự án PPP (quỹ tài chính ngoài ngân sách) và hình thành dòng ngân sách riêng trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Qua thảo luận trong quá trình xây dựng luật, đa số ý kiến đề xuất lựa chọn phương án 2 bởi việc hình thành quỹ trong bối cảnh hiện nay khó khả thi, đồng thời bị hạn chế bởi các quy định tại Luật Ngân sách nhà nước. Do đó, trong dự thảo luật, Chính phủ trình cơ chế quản lý, sử dụng vốn đầu tư công trong dự án PPP được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, bảo đảm đồng bộ với Luật Đầu tư công.
Về cách thức sử dụng vốn đầu tư công trong dự án PPP, dự thảo luật định 2 hình thức quản lý và sử dụng vốn đầu tư công trong dự án PPP, đó là: Tách thành một dự án thành phần sử dụng vốn đầu tư công trong dự án PPP và giải ngân cho doanh nghiệp dự án PPP theo hạng mục cụ thể với tỷ lệ, giá trị, tiến độ giải ngân được quy định tại hợp đồng (có thể tách thành các gói thầu sử dụng vốn nhà nước để thuận tiện quản lý).
Các nội dung về quyết toán vốn đầu tư xây dựng, lập kế hoạch vốn được quy định tương ứng với từng hình thức quản lý và sử dụng. Hoạt động kiểm toán nhà nước chỉ áp dụng đối với phần tài sản công và tài chính công theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.
Tách bạch để đỡ gây khó cho cả nhà đầu tư
Đa số ý kiến của Ủy ban Kinh tế khi thẩm tra dự án luật này đều cho rằng trong cơ chế quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư dự án PPP, để bảo đảm tính minh bạch cũng như thuận lợi trong quá trình thanh tra, kiểm toán dự án, cần làm rõ mức vốn nhà nước tham gia dự án PPP và tách phần vốn nhà nước trong dự án PPP thành một dự án thành phần riêng biệt.
Vốn nhà nước tham gia dự án PPP nên ưu tiên sử dụng phục vụ công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư.
Bởi vì, nếu không tách bạch hai phần vốn này cũng gây khó khăn cho nhà đầu tư. Nếu không tách bạch phần vốn nhà nước đầu tư, nhà đầu tư tư nhân sẽ không chỉ chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật chuyên ngành, cũng như trách nhiệm giải trình với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này sẽ gây khó khăn cho nhà đầu tư, tạo tâm lý e ngại khi tham gia vào dự án PPP.
Có ý kiến cho rằng dự án PPP là dự án đầu tư công, các tài sản hình thành từ dự án PPP đều là tài sản công, do đó các hoạt động liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công là đối tượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Do đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, làm rõ hơn trong dự thảo luật hạng mục đầu tư sử dụng vốn hỗ trợ của nhà nước thì áp dụng quy trình, thủ tục đầu tư công. Thảo luận tại tổ về dự án luật này, nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với quan điểm của Cơ quan thẩm tra - Ủy ban Kinh tế, bởi vì cần phải quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư công.
Còn đối với hạng mục đầu tư sử dụng vốn đầu tư tư nhân thì áp dụng quy trình, thủ tục đầu tư thông thường, tránh việc thủ tục đầu tư dự án PPP vẫn còn nặng về thủ tục đầu tư công. Điều này sẽ khó thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân cũng như cần tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và giám sát các dự án PPP.
Dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công – tư được mong chờ, bởi đây là hành lang pháp lý quan trọng cho các hình thức phối hợp đầu tư giữa nhà nước và tư nhân. Bởi sau nhiều năm thực hiện không có luật hướng dẫn, đã phát sinh nhiều bất cập. Nếu không tạo hành lang pháp lý đủ mạnh, chặt chẽ, một mặt sẽ có thể gây lãng phí, thất thoát tiền và tài sản của nhà nước, một mặt không thu hút được nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn do còn rủi ro về chính sách.
Đầu tư cho phát triển, bên cạnh các nguồn vốn đầu tư truyền thống bao gồm ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, ODA, vốn đầu tư từ các khu vực ngoài nhà nước thông qua hình thức BOT, BT đã góp phần thay đổi hình ảnh của các địa phương, cải thiện đáng kể hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Thời gian qua nhiều dự án đã đưa vào sử dụng, như: hàng nghìn km quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, các cầu quy mô lớn như cầu Cổ Chiên, cầu Rạch Miễu, cầu Việt Trì, cầu Yên Lệnh...
Đối với ngành điện, lượng vốn đầu tư thu hút khá lớn và chủ yếu là vốn của doanh nghiệp gồm cả doanh nghiệp nước ngoài. Kể từ khi có Nghị quyết 13-NQ/TW, ngành điện đã thu hút 233.400 tỷ đồng vốn vào 7 dự án có sự tham gia của khu vực tư nhân. Ngành điện đang thực hiện một số dự án BOT cung cấp điện với quy mô rất lớn, có sự tham gia của cả các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước.../.
Minh Anh