【kèo bóng đá giải ngoại hạng anh】Thị trường rau quả Việt Nam: Xuất giảm, nhập tăng
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá trị xuất khẩu rau quả của cả nước trong tháng 3/2019 ước đạt 294 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 3 tháng đầu năm 2019 ước đạt 879 triệu USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Tính trong 2 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam với 73,1% thị phần, giảm 17,7% so với cùng kỳ năm 2018, đạt gần 428,04 triệu USD. Các thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh là Úc (tăng 51,6%), Lào (tăng 47,1%), Hà Lan (tăng 42,1%), Hàn Quốc (tăng 41,7%) và Hồng Kông (tăng 25,5%).
Ngược chiều với kim ngạch xuất khẩu, ước giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 3/2019 đạt 113 triệu USD, đưa tổng giá trị mặt hàng rau quả nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2019 đạt 394 triệu USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, mặt hàng rau ước đạt 90 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ 2018 và mặt hàng quả đạt 296 triệu USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trong 2 tháng đầu năm 2019 là Thái Lan, Trung Quốc.
Về thị trường nội địa, trong tháng 3/2019, một số loại trái cây đã có dấu hiệu hồi phục như thanh long và chuối. Thanh long hiện có giá trung bình 20.000 đồng/kg (ruột trắng), 35.000 - 40.000 đồng/kg (ruột đỏ); chuối 12.000 - 16.000 đồng/kg. Đây là mức giá rất tốt cho nông dân. Ngoài ra, giá mít Thái vẫn liên tục cao trong thời gian qua. Mít hiện vào cuối vụ, giá lên đến 60.000 - 70.000 đồng/kg nhưng nông dân không có hàng bán.
Theo các doanh nghiệp, sự ấm lên của thị trường Trung Quốc trong tháng 3/2019 hy vọng sẽ đưa xuất khẩu rau quả vào quỹ đạo tăng trưởng như những năm trước đây. Mới đây, Công ty cổ phần Sản xuất, chế biến và phân phối nông nghiệp THADI (thuộc Tập đoàn THACO) được thành lập và xuất khẩu thành công lô hàng chuối đầu tiên sang Thanh Đảo (Trung Quốc) với trị giá hơn nửa triệu USD. Đối với mặt hàng rau củ, tại Lâm Đồng, một số loại rau như ớt chuông do nhu cầu tăng trong khi nguồn cung hạn chế, khiến giá mặt hàng này tăng.
Trong khi đó, một số mặt hàng khác như su su, cải thảo, su hào… lại có xu hướng giảm do hiện là thời điểm chính vụ, nên nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu không có sự đột biến./.
Khánh Linh
相关文章
- Triển khai cơ chế đặc thù phát triển TPHCM: Các mô hình tiên phong phát huy hiệu quả TP Hồ Chí Minh2025-01-10
Hậu Giang đạt 3 giải tại Hội thi Thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc
(HG) - Các thiết bị đạt giải tại Hội thi Thiết bị đào tạo tự làm toàn qu2025-01-10Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ
Vào những ngày cao điểm Chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dị2025-01-10Trường Cao đẳng Luật miền Nam tổ chức Hội nghị tư vấn tuyển sinh
(HG) - Theo thông tin từ Trường Cao đẳng Luật miền Nam, năm qua nhà trường tuyển sinh đ2025-01-10Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
Cụ thể, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đề nghị truy tố 5 bị can, gồm: Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi2025-01-10Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm sẽ triển khai từ ngày 15 đến 21
(HG) - Chiều ngày 7-6, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở người của tỉnh đ2025-01-10
最新评论