【ty lệ keo nha cai】Dự án đầu tư công trọng điểm: Chủ đầu tư chịu trách nhiệm đội vốn công trình

 人参与 | 时间:2025-01-10 22:05:04

dự án

Tư vấn lập dự án đường sắt đô thị tính toán tổng mức đầu tư chưa sát thực tế. Ảnh: TL.

26/50 dự án trọng điểm chưa hoàn thành

TheựánđầutưcôngtrọngđiểmChủđầutưchịutráchnhiệmđộivốncôngtrìty lệ keo nha caio Bộ Giao thông vận tải, thời gian qua, bộ này đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý tiến độ, chất lượng các dự án, đặc biệt các dự án trọng điểm.

Kết quả triển khai cho thấy, danh mục các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải gồm 50 công trình, trong đó đến nay đã đưa vào khai thác, sử dụng 24 công trình. Hiện còn lại 26 dự án chưa hoàn thành, trong đó đang triển khai thi công 15 dự án và đang trong giai đoạn chuẩn bị triển khai 11 dự án (5 dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông; đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ; đường sắt Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo; Cảng hàng không quốc tế Long Thành; nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất,…).

Thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải đã tập trung hoàn thành đưa vào khai thác, khởi công xây dựng và chuẩn bị để triển khai một số dự án lớn như: Hoàn thành đưa vào khai thác đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình, Pháp Vân - Cầu Giẽ; hầm Cù Mông thuộc tổ hợp hầm Đèo Cả; cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống; Cảng Lạch Huyện… Khởi công 6 đoạn tuyến thành phần của cao tốc Bắc - Nam phía Đông; 2 dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn của cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất triển khai theo hình thức cấp bách, khẩn cấp…

Bên cạnh các kết quả đạt được, tại một số công trình, dự án trọng điểm đang triển khai vẫn còn khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do vốn đầu tư không đáp ứng yêu cầu, cơ chế giải ngân phức tạp, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng hạn chế, công tác lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu còn nhiều vướng mắc, các quy định của pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng nói chung còn nhiều bất cập, chưa có nhiều cơ chế đặc thù áp dụng đối với các dự án trọng điểm hoặc dự án cấp bách; một số dự án lớn hơn 10.000 tỷ đồng khi điều chỉnh tổng mức đầu tư cần báo cáo Quốc hội thông qua do hình thành yếu tố quan trọng quốc gia..., ảnh hưởng đến tiến độ chung của nhiều dự án đang và sắp triển khai.

Hiện nay, còn 6 dự án trọng điểm đang triển khai chậm tiến độ (Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành và 5 dự án đường sắt đô thị); công tác triển khai một số dự án mới cũng còn chậm (như Dự án xây dựng nhà ga T3 Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các dự án thuộc cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo hình thức PPP...) ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chung.

Xử lý ngay nếu tiến độ, chất lượng có vấn đề

Hầu hết các dự án trọng điểm đều là dự án quy mô lớn, đòi hỏi quy trình quản lý, công nghệ thi công phức tạp; có những dự án lần đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam (các dự án đường sắt đô thị), trong khi chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm quản lý thực hiện dẫn đến các khó khăn, vướng mắc không được xử lý triệt để, nhiều nội dung phải điều chỉnh, dẫn đến việc thời gian thực hiện bị kéo dài, điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tư...

Nguyên nhân chính của việc tăng tổng mức đầu tư là do chất lượng công tác lập, thẩm định dự án đầu tư. Đặc biệt đối với các dự án đường sắt đô thị, do chưa có kinh nghiệm với loại hình mới này nên tư vấn lập dự án tính toán tổng mức đầu tư chưa xác thực với tình hình thực tế, phải điều chỉnh nhiều nội dung thiếu sót và chưa phù hợp trong thiết kế cơ bản ban đầu. Yêu cầu điều chỉnh quy mô đầu tư đương nhiên dẫn đến tình trạng tăng tổng mức đầu tư.

“Trách nhiệm này thuộc về chủ đầu tư, tư vấn thực hiện dự án”, trong báo cáo gửi đến Quốc hội, Bộ Giao thông vận tải nhận định.

Rút kinh nghiệm từ các dự án trước đây, Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình giao thông.

Một trong những giải pháp cốt lõi đó là rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan đến công tác đảm bảo chất lượng, tiến độ công trình giao thông.

Theo đó, tập trung nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, bãi bỏ một số quy định cho phù hợp quy định pháp luật hiện hành, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù cần thiết để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là các dự án trọng điểm. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của các chủ thể tham gia dự án, đặc biệt là đối với ban quản lý dự án; tiếp tục giải quyết các vướng mắc hiện nay trong quản lý đầu tư xây dựng.

Cùng với đó, phải có chế tài, tăng cường kiểm tra, giám sát, thường xuyên họp giao ban định kỳ, đột xuất để chỉ đạo xử lý ngay những vấn đề có liên quan đến tiến độ và chất lượng công trình. Định kỳ hàng tháng kiểm tra công trường các dự án, làm việc với các địa phương, các chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, nhà thầu để chỉ đạo kịp thời các vấn đề về quản lý và thực hiện dự án, chấn chỉnh các sai phạm trong quá trình thi công.../.

6 công trình chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư

Đường bộ chậm tiến độ có 1 dự án là đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Nhóm dự án đường sắt đô thị chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư có 5 dự án (3 dự án do thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư là Dự án đường sắt đô thị tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội, Dự án đường sắt đô thị tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên, tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương và 2 dự án do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư là Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông, Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi).

Minh Anh

顶: 228踩: 2