【fc gifu vs】Hà Nội làm gì nếu xảy ra "sự cố" nước sạch sông Đà?
Vào hè, người dân Thủ đô lại lo thiếu nước sạch | |
42 địa phương phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia chưa đúng quy định | |
Sẽ siết chặt quản lý tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch |
Ông Hoàng Cao Thắng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đến thời điểm này, công tác cấp nước sạch phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân mùa hè 2020 được bảo đảm.
Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định sẽ cung cấp đủ nước sạch cho người dân Thủ đô mùa hè năm 2020. |
Từ cuối năm 2019 sau khi có 5 dự án cấp nguồn hoàn thành, nâng tổng nguồn cấp hiện nay lên trên 1.520.000m3/ngày (nhu cầu sử dụng bình quân hiện khoảng 1.150.000-1.250.000m3/ngày đêm).
Do đó với tốc độ phát triển đô thị (số khách hàng đấu nối tăng thêm trên 6%) và nhu cầu sử dụng nước của nhân dân vào thời gian cao điểm mùa hè tăng 5-10% thì với sản lượng có thể khai thác là 1.520.000m3/ngày đêm là cơ bản đảm bảo đủ nguồn nước sạch cung cấp cho nhân dân (khu vực đô thị, nông thôn đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung) hè 2020 với tỷ lệ cấp nước đạt 100% và chỉ tiêu là khoảng 100-150 lít/người/ngày.
Trong trường hợp có sự cố, hoặc bảo dưỡng sửa chữa đường ống số 1 nước sạch sông Đà theo lãnh đạo Sở Xây dựng, với việc đưa vào vận hành trạm bơm tăng áp Tây Mỗ có bể chứa 30.000m3/ngày đêm và đấu nối bổ sung nguồn nước mặt sông Đuống với công suất 300.000m3/ngày đêm cho khu vực Hoàng Mai, Thanh Trì, Hà Đông thì thời gian cấp nước ổn định trở lại cho người dân khu vực sử dụng nguồn nước mặt sông Đà (Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai…) sẽ được rút ngắn xuống khoảng 1 ngày.
Mặt khác, sau khi nhà máy nước mặt sông Đuống hoàn thành giai đoạn 1 với công suất 300.000m3/ngày đêm có thể vận hành đạt 360.000m3/ngày đêm đã kịp thời hỗ trợ, bổ sung nguồn cấp cho khu vực Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông khi tuyến truyền tải nước sạch sông Đà gặp sự cố.
Tuy vậy, ông Hoàng Cao Thắng thừa nhận, một số khu vực có thể thiếu nước cục bộ dịp hè như một số khu đô thị mới đang đưa vào sử dụng trong khi hệ thống mạng lưới cấp nguồn chưa được đầu tư đồng bộ; một số khu vực sử dụng nguồn từ các trạm cấp nước cục bộ.
Để bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm nay, Sở Xây dựng đã yêu cầu các công ty nước sạch rà soát kỹ và xây dựng các giải pháp, biện pháp cụ thể, chi tiết nhằm khắc phục tình trạng khó khăn về nước sạch; đặc biệt là phương án xử lý đối với tình huống sự cố vỡ tuyến ống số 1 sông Đà hay trường hợp Nhà máy Nước mặt sông Đà, Nhà máy Nước mặt sông Đuống gặp sự cố phải ngừng cấp nước.
Sở Xây dựng yêu cầu các công ty cấp nước bảo đảm duy trì sản xuất, cấp nước; bảo đảm duy trì đủ áp lực cấp nước cho toàn bộ khách hàng hiện có; kịp thời khắc phục những điểm rò rỉ, vỡ ống gây mất nước, thất thoát nước sạch với thời gian sửa chữa, khắc phục không kéo dài quá 10 giờ/1 điểm vỡ.
Sở Xây dựng Hà Nội cũng xây dựng các giải pháp vận hành cấp nước để thực hiện điều tiết bổ sung nguồn cấp từ các công ty nước sạch khi có sự cố vỡ ống, bảo dưỡng hoặc giảm áp lực, thiếu nguồn từ Nhà máy Nước mặt sông Đà, Nhà máy Nước mặt sông Đuống.
Bên cạnh ý kiến của lãnh đạo Sở Xây dựng, tại giao ban báo chí, các công ty cấp nước trên địa bàn thành phố Hà Nội như Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà, Công ty cổ phần Nước mặt sông Đuống cũng thông tin về công tác bảo vệ an toàn nguồn nước như lắp đặt hệ thống camera giám sát, hệ thống giám sát chất lượng nước sạch, xây dựng hệ thống tuyến cống bao quanh hồ Đầm Bài... nhằm bảo đảm chất lượng nước đầu vào, đầu ra...
Cũng tại Giao ban báo chí, đại diện Sở Xây dựng nhận được câu hỏi về việc UBND TP duyệt chi 114 tỷ đồng cho công tác phun nước rửa đường đã hợp lý chưa. Bên cạnh đó, một số ý kiến băn khoăn vì sao thành phố trước đây dừng việc rửa đường để tiết kiệm ngân sách, nay lại cho triển khai lại.
Về vấn đề này, ông Hoàng Cao Thắng cho hay, thời gian gần đây, do thời tiết nắng nóng gay gắt nên một số quận, huyện, thị xã đề xuất tưới rửa đường để hạ nhiệt độ, giảm ô nhiễm môi trường.
Về câu hỏi việc sử dụng khoản kinh phí 114 tỷ đồng cho việc rửa đường thế nào, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Phạm Thanh Học đề nghị Sở Xây dựng có các thông báo chi tiết về các khoản chi để làm rõ vấn đề này cho báo chí.
Theo kế hoạch của Sở Xây dựng, khối lượng dự kiến rửa đường thường xuyên trong năm nay là gần 470.000 km, không thường xuyên là gần 60.000 km, kinh phí dự kiến rửa đường tại Hà Nội năm 2020 là 114 tỷ đồng, lấy từ ngân sách thành phố.
(责任编辑:Cúp C2)
- Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu
- Có một Hà Nội 'Bán mang về'
- Bé Lê Hoài Bảo được bạn đọc ủng hộ hơn 31 triệu đồng
- Thông điệp của Tổng Thư ký Tổ chức Hải quan thế giới năm 2012
- Cẩn trọng với nước rửa chén giá rẻ
- Bé Yến Vy tiếp tục được bạn đọc ủng hộ gần 54 triệu đồng
- Tương lai của đồng euro vẫn là một câu hỏi lớn
- Tập thể nhân viên Siemens Healthineers tặng đồ bảo hộ cho y, bác sĩ Bắc Giang
- Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
- Xử phạt cán bộ, công chức rời khỏi Hà Nội không xin phép thủ trưởng đơn vị
- Iran xác nhận làm giàu urani ở một địa điểm mới
- NATO đặt điều kiện hội nghị thượng đỉnh với Nga
- Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Đầu tuần có mưa, rồi hửng nắng tăng nhiệt
- Chính phủ Nhật thông qua kế hoạch cải cách thuế