Ban quản lý chợ Quảng Ngãi bị xử phạt 255 triệu đồng do hành vi xả thải vượt quy chuẩn. (Ảnh internet)
TheợQuảngNgãibịxửphạttriệuđồngdoxảthảivượtquychuẩbxh h2 nhato Chất lượng Việt Nam (Vietq.vn) đã thông tin trước đó, vi phạm của Ban quản lý chợ Quảng Ngãi bị Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường (Công an tỉnh Quảng Ngãi) phát hiện vào tháng 8. Khi kiểm tra, các cơ quan chức năng phối hợp với Trung tâm Trắc địa và Quan trắc Môi trường tỉnh Quảng Ngãi đã thu mẫu nước thải để kiểm định chất lượng.
Kết quả cho thấy thông số coliforms vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 6.600 lần; thông số BOD vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 7,32 lần; thông số amoni vượt quy chuẩn 2,57 lần và thông số tổng chất rắn lơ lửng vượt quy chuẩn kỹ thuật 1,27 lần.
Trước vi phạm trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền đã ký quyết định xử phạt hành chính số tiền 255 triệu đồng đối với Ban quản lý chợ Quảng Ngãi.
Ngoài xử phạt vi phạm hành chính, UBND tỉnh Quảng Ngãi buộc Ban quản lý chợ Quảng Ngãi thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định. Đơn vị này phải chi trả kinh phí trưng cầu kiểm định, phân tích mẫu chất thải cho Trung tâm Trắc địa và quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ngãi.
Hàm lượng coliform trong nước thải là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước. Chỉ tiêu coliform càng cao chứng tỏ nước càng bị ô nhiễm. Coliform trong nước thải không được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường sẽ là mối nguy hại về mầm bệnh và vi khuẩn gây bệnh như sốt thương hàn, viêm dạ dày, viêm gan…
Không chỉ tại chợ Quảng Ngãi, tình trạng ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nan giải tại nhiều khu công nghiệp trong tỉnh. Đặc biệt, Cụm công nghiệp làng nghề Tịnh Ấn Tây tại TP.Quảng Ngãi, hoạt động từ năm 2005, hiện vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh, dù tại đây có 16 doanh nghiệp hoạt động trong các ngành sản xuất giấy, nhựa, chế biến nông lâm sản và tái chế nhựa.
Nước thải từ cụm công nghiệp này gây ô nhiễm nghiêm trọng nhiều năm qua. Việc thiếu hạ tầng xử lý nước thải, theo Sở Công thương Quảng Ngãi, xuất phát từ việc đầu tư hạ tầng chưa đồng bộ, dẫn đến doanh nghiệp lợi dụng xả nước thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước mưa không đúng quy định.
Hiện nay, trong số 15 cụm công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi chỉ có Cụm công nghiệp Sơn Hạ đang đầu tư hệ thống xử lý nước thải công suất 300 m³/ngày đêm, còn Cụm công nghiệp Bình Nguyên đã có chủ trương xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung với tổng vốn đầu tư 14,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, các cụm công nghiệp khác vẫn gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu về môi trường do hạn chế về hạ tầng và nguồn vốn.
Tình trạng ô nhiễm môi trường từ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất đang tạo áp lực lớn đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Việc quản lý và giám sát chặt chẽ, cùng với đầu tư vào hạ tầng xử lý nước thải là giải pháp cấp bách để đảm bảo sự phát triển bền vững của Quảng Ngãi trong tương lai.
Duy Trinh