游客发表

【nhận định bóng đá hạng 2 hàn quốc】Hai mặt của mô hình kinh tế chia sẻ

发帖时间:2025-01-12 10:46:43

ube

Mô hình kinh tế chia sẻ cũng tạo ra nhiều thách thức lớn,ặtcủamôhìnhkinhtếchiasẻnhận định bóng đá hạng 2 hàn quốc chứa đựng rủi ro và các hệ lụy xã hội không mong muốn.

Do đó, cần có những chính sách phù hợp để tận dụng lợi ích mà mô hình kinh tế này đem lại, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Ưu, nhược điểm đan xen

Trong vài năm gần đây, dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã tạo nên một thời đại “công nghệ số”, theo đó, việc ứng dụng công nghệ vào các lĩnh vực đời sống trở thành xu hướng phát triển tất yếu của xã hội. Dựa trên kinh tế nền tảng, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã đạt được những bước tiến nhanh chóng với sự ra đời của hàng loạt mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng kỹ thuật số. Mô hình kinh doanh mới gần gũi và phổ biến nhất là mô hình KTCS.

Đề cập đến mô hình KTCS, tại hội thảo “CMCN 4.0 và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam” tổ chức mới đây, ông Nguyễn Chí Dũng – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH &ĐT) cho biết, hiện nay, mô hình KTCS đang phát triển với một tốc độ khá nhanh trên thế giới. “Theo nghiên cứu của Tập đoàn tư vấn Boston, quy mô của nền KTCS ước tính có giá trị 14 tỷ USD năm 2014 và sẽ tăng lên 335 tỷ USD vào năm 2025 chỉ riêng đối với hai dịch vụ của Công ty Uber và Airbnb. Đây là một tốc độ tăng trưởng khá nhanh lên tới 34 – 35%/năm và các nhà nghiên cứu tại PwC ước tính trong 10 năm tới, dưới tác động của cuộc CMCN 4.0, 5 lĩnh vực KTCS chính gồm cho vay ngang hàng, lao động và việc làm trực tuyến, du lịch và khách sạn, dịch vụ vận tải và phát nhạc, video sẽ tạo ra hơn 50% tổng doanh thu toàn cầu của các công ty cung cấp nền tảng ứng dụng KTCS” – ông Dũng thông tin.

“Theo nghiên cứu của Tập đoàn tư vấn Boston, quy mô của nền KTCS ước tính có giá trị 14 tỷ USD năm 2014 và sẽ tăng lên 335 tỷ USD vào năm 2025 chỉ riêng đối với hai dịch vụ của Công ty Uber và Airbnb. Đây là một tốc độ tăng trưởng khá nhanh lên tới 34 – 35%/năm và các nhà nghiên cứu tại PwC ước tính trong 10 năm tới, dưới tác động của cuộc CMCN 4.0, 5 lĩnh vực KTCS chính gồm cho vay ngang hàng, lao động và việc làm trực tuyến, du lịch và khách sạn, dịch vụ vận tải và phát nhạc, video sẽ tạo ra hơn 50% tổng doanh thu toàn cầu của các công ty cung cấp nền tảng ứng dụng KTCS”.

Ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư



Cũng theo Bộ trưởng Bộ KH & ĐT, ở Việt Nam, KTCS chưa phát triển mạnh như ở nhiều nước nhưng có nhiều tiềm năng để phát triển. Thực tế hiện nay, một số loại hình KTCS đã xuất hiện ở Việt Nam, trong đó nổi lên ba loại hình dịch vụ gồm dịch vụ chia sẻ phương tiện giao thông (như Grab, dichung, fastgo…), dịch vụ lưu trú (như Travelmob, Luxstay…) và dịch vụ cho vay ngang hàng (chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp (DN) Fintech). Ngoài ra, nhiều dịch vụ khác cũng đã được hình thành như dịch vụ chia sẻ không gian làm việc chung, chia sẻ lao động và việc làm… Đánh giá về mặt tích cực của mô hình KTCS, ông Dũng cho rằng, KTCS sẽ giúp thị trường cạnh tranh hơn và loại hình dịch vụ đa dạng hơn, mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, đồng thời mở ra cơ hội đầu tư, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động. KTCS cũng sẽ giúp tiết kiệm tài nguyên, tận dụng tối đa công suất tài sản dư thừa, cũng như thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp ở Việt Nam…

Đồng quan điểm trên, song theo ông Trần Đình Thiên – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, bên cạnh mặt tích cực, mô hình KTCS cũng tạo ra nhiều thách thức lớn, chứa đựng rủi ro và các hệ lụy xã hội không mong muốn. Đơn cử như trong dịch vụ chia sẻ phương tiện giao thông, thách thức dễ nhận thấy nhất là áp lực cạnh tranh rất lớn giữa Grab (còn được gọi là taxi công nghệ) với các hãng taxi truyền thống. Bên cạnh đó là những thách thức đối với hệ thống quản trị truyền thống, cả ở cấp độ vi mô (quản trị công ty) lẫn cấp độ vĩ mô (quản lý nhà nước).

Phân tích thêm về thách thức trong phát triển mô hình KTCS, ông Thiên dẫn ví dụ Trung Quốc đã từng “vật lộn” với sự bùng nổ nền KTCS. Theo ông Thiên, năm 2016, ngành “chia sẻ xe đạp” là cơn sốt ở Trung Quốc, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thành Đô. Trong năm 2016, hình thức kinh doanh này đã thu hút gần 70 công ty, cung cấp hơn 16 triệu xe đạp trên khắp các con phố, hơn 130 triệu đăng ký dịch vụ thuê xe đạp. Hiệu quả mang lại rất tích cực khi dịch vụ chia sẻ xe đạp đã đáp ứng nhu cầu đi lại của xã hội một cách thuận tiện, giảm bớt ô nhiễm môi trường…

Tuy nhiên, mô hình này có một “nhược điểm” là tốc độ phát triển quá nhanh. Bộ máy quản lý của Trung Quốc đã không chuẩn bị kịp cho sự bùng nổ của thị trường xe đạp, nên phát sinh nhiều rắc rối như sự quá tải sức chứa của các bãi đỗ xe hay những khiếu kiện của người dân khi không được trả lại số tiền đặt cọc đầy đủ, chủ xe bị người dùng lấy luôn xe… Một cuộc đào thải mạnh mẽ đã diễn ra, nhiều công ty phải rút lui khỏi thị trường. Trong số 70 công ty kinh doanh “xe đạp chia sẻ”, dự báo chỉ còn 10 công ty đủ sức trụ lại trong vài năm tới. Thực tế trên của Trung Quốc là một ví dụ điển hình để Việt Nam có thể đúc rút được kinh nghiệm trong quá trình phát triển mô hình KTCS.

Cần xây dựng khung thể chế thí điểm

Đánh giá về sự đáp ứng của hệ thống pháp luật (HTPL) hiện hành đối với mô hình KTCS, Bộ trưởng Bộ KH & ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, nhìn chung, HTPL về đầu tư, kinh doanh của Việt Nam (Luật Đầu tư, Luật DN, Luật Thương mại điện tử, các luật về thuế...) chưa có quy định liên quan đến mô hình KTCS. Do đó, trong HTPL điều chỉnh hoạt động của mô hình KTCS nổi lên một số điểm bất cập. Cụ thể, HTPL còn thiếu các chính sách bảo đảm cạnh tranh công bằng giữa kinh tế truyền thống và KTCS trong từng ngành cụ thể. Bên cạnh đó, còn thiếu các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ để bảo vệ người tiêu dùng; thiếu các cơ chế chính sách quy định trách nhiệm rõ ràng hơn của các bên trong KTCS. Ngoài ra, còn thiếu hoặc chưa hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý các giao dịch thanh toán điện tử xuyên biên giới để có thể giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các đối tác nước ngoài tham gia vào các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam…

Trước những bất cập trên của HTPL, theo Bộ trưởng Bộ KH & ĐT, để xây dựng một khung khổ pháp luật đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn cho mô hình KTCS - vốn là một đặc trưng của CMCN 4.0, trước hết, các bộ, ngành cần chủ động, nhanh chóng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật cụ thể cho mô hình kinh doanh chia sẻ, theo hướng tạo quy định rõ ràng, thuận lợi cho đăng ký và hoạt động của DN. Các quy định cần được xây dựng trên cơ sở đánh giá rủi ro mà mô hình KTCS có thể gây ra trên thực tế.

Ở các lĩnh vực có tiềm năng rủi ro cao (như tài chính, ngân hàng…), cần xây dựng khung thể chế thí điểm để các DN hoạt động thử nghiệm, dần dần hoàn thiện công nghệ và đáp ứng các yêu cầu quản lý. Ví dụ, về ví điện tử, có thể cho phép nạp tiền mặt vào ví điện tử trong giới hạn cho phép, được chi tiêu trong một giới hạn nhất định và có thể cấm sử dụng vào một số mục đích, cấm trả tiền cho một số đối tượng nhất định. Tương tự, có thể cho phép DN cung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng với một số đối tượng hạn chế, quy mô tín dụng hạn chế nhưng được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền, nghĩa vụ các bên.

Song song với đó, cần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa mô hình KTCS và kinh tế truyền thống theo hướng rà soát, bãi bỏ các quy định về điều kiện kinh doanh không phù hợp với lĩnh vực kinh doanh truyền thống để thích nghi với sự đa dạng và phát triển nhanh của nền kinh tế số, trong đó có KTCS...

Diệu Thiện

    热门排行

    友情链接