Ngân hàng Chính sách xã hội có liên quan gì?ânhàngchínhsáchxãhộicóliênquangìvụcậuThủybịbắbxh cup c3 Sáng 16/10, TAND tỉnh Quảng Trị khai mạc phiên tòa xét xử đường dây lừa đảo tìm mộ hài cốt liệt sĩ do Nguyễn Văn Thúy (tức “cậu Thủy”) cầm đầu. Phiên tòa đã đưa ra xét xử bảy bị cáo về hai tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “xâm phạm mồ mả, hài cốt”. Các bị cáo bị xét xử về tội lừa đảo gồm Nguyễn Văn Thúy (tức “cậu Thủy”), Mẫn Thị Duyên (vợ Thúy), Mẫn Đức Phương (em ruột Duyên), Nguyễn Văn Hoành (em ruột Thuý), Nguyễn Anh Chiều (con rể Duyên), Nguyễn Trường Sơn. Riêng bị can Vũ Đức Chung, là nhân viên quản trang tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đăk Tô (Kon Tum) bị truy tố về tội “xâm phạm mồ mả, hài cốt”. Còn Nguyễn Văn Hoành bị truy tố thêm tội “trộm cắp tài sản”. “Cậu Thủy” (bìa trái) tại hiện trường tìm mộ liệt sĩ ở Quảng Trị ngày 25/8/2013.Vụ cậu Thủy nổi như cồn không chỉ bởi hành vi táng tận lương tâm, giả làm hài cốt liệt sỹ để thu lợi. Dư luận còn đặc biệt chú ý khi đứng sau những vụ lừa đảo đó là “phối hợp” từ Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. Số tiền để chi trả cho những lần tìm hài cốt của của Thủy đều được ngân hàng này đứng ra thanh toán. Về nguyên nhân vì sao Ngân hàng lại nhờ cậu Thủy tìm hài cốt. Trả lời trên Báo Thanh Niên, Lãnh đạo Công đoàn Ngân hàng chính sách xã hội cho biết, trước đây, thông qua một số người giới thiệu, bà Phan Thị Thuộc - lúc đó là quyền Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng chính sách xã hội - đến gặp ông Nguyễn Thanh Thúy đặt vấn đề phối hợp tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ. Sau đó, hai bên đã ký thỏa thuận thống nhất, Công đoàn Ngân hàng chính sách xã hội sẽ trả 75 triệu đồng/mỗi bộ hài cốt liệt sĩ (HCLS) mà ông Thúy tìm được. Theo ông Phương – khi đó là Phó chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Chính sách Xã hội, số tiền thuê ông Thúy được bàn bạc và thống nhất trong Ban chấp hành Công đoàn của Ngân hàng chính sách xã hội, được cơ quan đồng ý. Ông Phương cho hay, trong chương trình của Công đoàn Ngân hàng chính sách xã hội, ông Thúy đã tìm được hơn 100 bộ HCLS. Khi bỏ tiền, rất nhiều tiền, thuê người khác làm việc thì đương nhiên phải nắm được hiệu quả. Nhưng không hiểu vì sao, Công đoàn Ngân hàng chính sách xã hội đã dễ dàng bỏ một số tiền rất lớn nhưng không biết được kết quả như thế nào? Công đoàn Ngân hàng chính sách xã hội thuê ông Thúy tìm HCLS, thì phải biết được chính xác những bộ hài cốt tìm được thực sự là HCLS thì mới trả tiền. Đằng này, họ chưa biết đó có phải là HCLS hay không vẫn trả đủ tiền, lên tới khoảng hơn 7 tỉ đồng. Trao đổi với phóng viên sau khi phát hiện cậu Thủy lừa đảo, Đại tá Trần Minh Thanh – Chính ủy Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị - cho biết dấu vết hiện trường quá rõ là giả. “Bây giờ mấy ông ngân hàng cứ nói là chưa đủ chứng cứ phát hiện nhưng nếu xem hiện trường, người bình thường cũng có thể phát hiện được đó là giả. Chả cần giám định cũng thấy điều đó. Người thì phải đầu bên trên, chân tay dưới nhưng đằng này lẫn lộn, bi-đông thì không hề dính một tí đất cát nguyên thủy nào. Ngoài ra đất ở đó xốp, đào được bằng tay, lá cây nhiều chỗ vẫn còn tươi, chứng tỏ mới được chôn lấp”, Đại tá Thanh nói. Sự dễ dãi thái quá này khiến mọi người không thể không đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa “nhà tâm linh" Nguyễn Thanh Thúy và Công đoàn Ngân hàng chính sách xã hội (!?) Ngân hàng chính sách làm trái quy định của Chính phủ? Ngân hàng Chính sách xã hội thực chất là 1 quỹ của Nhà nước lập ra để hỗ trợ đối tượng chính sách, hộ nghèo, sinh viên học sinh. Ngân hàng này không kinh doanh, không vì lợi nhuận. Sau 10 năm thành lập, tổng vốn là 127.498 tỉ đồng, tổng dư nợ 118.385 tỉ đồng, cho vay trên 21,4 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác. Ngân hàng chính sách xã hội đã có sự chuẩn bị một cách bài bản với các công văn liên tục để tổ chức quy tập HCLS số lượng lớn trong thời gian rất ngắn. Ngày 10/1/2013, Công đoàn Ngân hàng chính sách xã hội ra quyết định số 15 thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình: “Tìm kiếm, quy tập HCLS”. Sự việc cậu Thủy bị vỡ lở khi VTV cùng các cơ quan chức năng, các sở, đặc biệt là BCHQS, đội quy tập các tỉnh đã phán ánh trực tiếp đến người đại diện của Ngân hàng chính sách xã hội về những dấu hiệu sự dàn dựng, làm giả HCLS. Việc tìm kiếm, quy tập HCLS được quy định rất rõ ràng. Năm 2011, Bộ Quốc phòng cũng như Bộ LĐ-TB-XH đều có các công văn, chỉ thị tới các cơ quan đơn vị toàn ngành và toàn quân, không cho phép sử dụng ngoại cảm như một biện pháp tìm kiếm và xác định danh tính liệt sĩ. Nghị định 31/2013 của Chính phủ cũng phân định rõ vai trò tìm kiếm quy tập HCLS thuộc về Quân đội. Các đoàn thể, cơ quan, cá nhân có thể tham gia cung cấp thông tin, nhưng không có vai trò quy tập. Quyết định số 1237 của Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ rõ việc xác định danh tính liệt sĩ khuyết thông tin do Bộ LĐ-TB-XH quản lý và việc tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ do Quân đội thực hiện. Việc Ngân hàng chính sách xã hội tự tổ chức khai quật rầm rộ bằng lực lượng của mình là việc làm trái phép. Hoàng Nguyên |