当前位置:首页 > World Cup

【ket qua attalanta】Ngân hàng gò bó vì được trao nhiều “quyền” khi mua bán trái phiếu

10

Khi đầu tư mua lại trái phiếu trên thị trường,ânhànggòbóvìđượctraonhiềuquyềnkhimuabántráiphiếket qua attalanta tổ chức tín dụng không thể can thiệp vào phương án phát hành trái phiếu của tổ chức phát hành.

Nhiều “quyền” cũng không muốn

Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi thay thế Thông tư 22/2016/TT-NHNN và Thông tư 15/2018/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22) quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp.

Lý do cần sửa đổi khuôn khổ pháp lý về vấn đề này là sau nhiều năm áp dụng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ trong hoạt động ngân hàng, việc ban hành thông tư mới về mua, bán trái phiếu doanh nghiệp là cần thiết để bảo đảm phù hợp với thực tiễn, tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Khi trao đổi về dự thảo thông tư, đại diện nhiều ngân hàng tỏ thái độ không tán thành với một số quy định do ban soạn thảo nêu ra. Chẳng hạn, nội dung dự thảo thông tư quy định tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi doanh nghiệp phát hành cam kết không thay đổi mục đích sử dụng vốn trong thời gian tổ chức tín dụng nắm giữ trái phiếu.

Bình luận về nội dung này, ông Nguyễn Thành Long, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, các tổ chức tín dụng khi đầu tư trái phiếu sơ cấp thì cũng chỉ là một trong những người sở hữu trái phiếu, do đó, không thể đặt ra yêu cầu riêng với tổ chức phát hành không thay đổi mục đích sử dụng vốn trong thời gian nắm giữ trái phiếu.

Theo quan điểm của ông Long, trong một đợt phát hành mà các trái chủ khác không đặt ra yêu cầu này mà chỉ ngân hàng yêu cầu thì tạo ra sự bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư với nhau, làm thay đổi tính chất trái phiếu cùng một đợt là ngang bằng nhau về quyền lợi. Ông Long cũng phân tích thêm về sự khó khăn cho ngân hàng khi được trao “quyền” nhiều hơn các trái chủ khác khi cho biết, nếu ngân hàng đầu tư trái phiếu thứ cấp, tức là mua từ nhà đầu tư khác thì cũng rất khó có cơ hội để đàm phán về cam kết này với tổ chức phát hành.

Đồng tình với quan điểm của ông Long, ông Trần Phương, Phó Tổng giám đốc BIDV cho biết, quy định ngân hàng phải yêu cầu doanh nghiệp cam kết không thay đổi mục đích sử dụng vốn sẽ tạo sự không công bằng giữa các nhà đầu tư. Theo đó, nội dung này nếu vẫn giữ như trong dự thảo thì nên bổ sung hậu tố là trừ trường hợp được các trái chủ khác chấp thuận. Ngoài ra theo ông Phương, quy định về cam kết phải có thêm điều kiện là “nếu có”, bởi vì nhiều trường hợp tổ chức tín dụng mua lại trái phiếu trên thị trường thức cấp thì phải xác định là trường hợp không có cam kết.

2 cửa để nối ngân hàng - doanh nghiệp

Trước những thắc mắc của các ngân hàng, đại diện của Vụ Chính sách tiền tệ, thuộc Ngân hàng Nhà nước cho biết, ban soản thảo đưa ra nhiều nội dung trong dự thảo phải dựa trên cơ sở các định hướng quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Hiện nay, tổng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng cũng đang ở mức khá cao. Tuy các văn bản pháp lý chưa định nghĩa việc ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp là cấp tín dụng, nhưng yêu cầu kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước với việc ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp vẫn trên cơ sở như việc kiểm soát của hoạt động cho vay. Theo đó, các quy định liên quan đến thông tư này cũng phải tham khảo các văn bản pháp luật khác liên quan đến hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng.

Theo đó, đại diện Vụ Chính sách tiền tệ cho biết, việc dự thảo thông tư đưa ra một số quy định riêng cho ngân hàng, cũng là trao thêm quyền nhiều hơn cho các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, nếu vì những cái “quyền” đó mà ngân hàng không mua được trái phiếu thì vẫn còn con đường khác để ngân hàng và doanh nghiệp đến với nhau, đó thực hiện cho vay truyền thống. “Theo đó, dù doanh nghiệp và doanh nghiệp đến với nhau bằng cửa nào (mua trái phiếu hay cho vay truyền thống), thì điều kiện để đi qua cửa đều phải là như nhau”, vị này giải thích.

Ông Nguyễn Xuân Bắc, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế thuộc Ngân hàng Nhà nước cho biết, yêu cầu đặt ra khi xây dựng văn bản là cởi mở để tạo thuận lợi cho các chủ thể, nhưng cần xem xét việc cởi mở đến mức nào, đồng thời cũng phải đảm bảo sự chặt chẽ trong yêu cầu quản lý nhà nước. Những vấn đề các tổ chức tín dụng nêu ra, nếu những nội dung Ngân hàng Nhà nước không tiếp thu thì sẽ có giải thích, nêu lý do thuyết phục để có sự đồng thuận sau này.

Ngân hàng không đồng tình với quy định mua lại trái phiếu

Một nội dung khác mà nhiều ngân hàng không đồng tình là việc dự thảo quy định: “Doanh nghiệp phát hành trái phiếu cam kết mua lại trái phiếu trước hạn thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp phát hành vi phạm quy định pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, vi phạm phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp, vi phạm cam kết giữa doanh nghiệp phát hành và tổ chức tín dụng”.

Các ngân hàng cho rằng, thực tế, khi đầu tư mua lại trái phiếu trên thị trường, tổ chức tín dụng không thể can thiệp vào phương án phát hành trái phiếu của tổ chức phát hành. Cụ thể, ngân hàng khi mua lại trái phiếu thứ cấp (nhưng trong phương án phát hành trái phiếu ban đầu không có nội dung cam kết này), thì ngân hàng cũng không thể “yêu sách” doanh nghiệp phát hành phải cam kết bổ sung thêm riêng với ngân hàng về điều kiện này.

Chí Tín

分享到: