【đội hình brighton gặp aek athens f.c.】Người dân miền Tây lo chạy sạt lở khi vào mùa mưa bão
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang vào mùa mưa bão kèm theo đó là nỗi lo sạt lở bờ sông,ườidnmiềnTylochạysạtlởkhivomamưđội hình brighton gặp aek athens f.c. bờ biển xảy ra nhiều nơi. Mặc dù các ngành chức năng rất nỗ lực phòng chống sạt lở bằng nhiều giải pháp, tuy nhiên sạt lở vẫn phức tạp kéo theo nhiều thiệt hại…
Người dân ở thành phố Ngã Bảy tháo dỡ nhà do ảnh hưởng sạt lở. Ảnh: H.THU
Tháo chạy lúc nửa đêm
Khoảng 1 giờ sáng ngày 9-7, trong lúc mọi người đang say ngủ sau một ngày lao động mệt nhọc thì bỗng nghe tiếng rắc rắc, dòng nước xoáy chảy mạnh, nhiều căn nhà rung chuyển khiến người dân ở khóm 8, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau hốt hoảng, liền thức dậy kiểm tra. Ông Nguyễn Văn Trung bàng hoàng khi phát hiện vách nhà bị nứt, ông biết ngay sạt lở nguy hiểm sắp ập đến, thế là ông tức tốc kêu mọi người trong nhà nhanh chóng chạy thoát ra ngoài. Sau đó, không bao lâu là căn nhà chìm xuống dòng nước chảy xiết, kéo theo một số tài sản trôi ra sông lớn…
Vụ sạt lở xảy ra chóng vánh vào giữa đêm khuya đã khiến 6 căn nhà của người dân bị ảnh hưởng; trong đó thiệt hại hoàn toàn 4 căn, 2 căn liền kề còn lại thiệt hại khoảng 50%, một số căn nhà gần đó cũng có dấu hiệu sạt lở. Ông Huỳnh Thanh Đảm, Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, cho hay: “Chính quyền địa phương đã cử lực lượng đến hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, di dời tài sản đến nơi an toàn. Đồng thời, vận động các mạnh thường quân hỗ trợ nhu yếu phẩm cần thiết cho các hộ dân bị ảnh hưởng; ước thiệt hại ban đầu hàng trăm triệu đồng…”.
Sạt lở ở Hậu Giang những năm gần đây khá phức tạp. Ảnh: H.THU
Chỉ chúng tôi những vết lở còn mới toang, ông Hồng Quang Đảng thở dài, cho hay: “Trước đó, vào cuối tháng 6-2024 cũng ở khóm 8 này vào khoảng 23 giờ đêm khi cả nhà đã say ngủ thì bất ngờ xảy ra sạt lở nhấn chìm căn nhà của gia đình tôi, gây thiệt hại hơn 300 triệu đồng. Hậu quả đến nay chưa khắc phục xong thì giờ tiếp tục sạt lở…”. UBND thị trấn Rạch Gốc cảnh báo, ở khóm 8 xuất hiện thêm các vết nứt, do đó bà con sống ven sông cần tăng cường cảnh giác, nhất là thời điểm này đang vào mùa mưa bão…
Tại Bạc Liêu, dù mới vào mùa mưa nhưng sạt lở diễn biến phức tạp. Chỉ chúng tôi căn nhà bị sạt lở xuống sông Bạc Liêu - Cà Mau vào đêm khuya 21-6 khiến gia đình phải đi tá túc nơi khác; bà Huỳnh Thị Út Nhỏ, ngụ khóm 6, phường 5, thành phố Bạc Liêu, giải bày: “Rất phập phồng khi sống trong khu vực ảnh hưởng sạt lở. Đáng lo hơn là sạt lở thường xảy ra vào đêm khuya, thời điểm mọi người say ngủ, nhất là trẻ em, vì vậy nếu không cảnh giác thì hậu quả sẽ khó lường”.
Ông Trần Minh Hải, Chủ tịch UBND thành phố Bạc Liêu cho hay, vụ sạt lở vào tháng 6-2024 ở phường 5 với chiều dài khoảng 800m đã làm ảnh hưởng 39 hộ dân; trong đó có 10 hộ bị nặng đã di dời tài sản và con người đi nơi khác nhằm đảm bảo an toàn. Địa phương vận động các hộ có nhà bị nứt, nền lún, tường nghiêng… cần sẵn sàng phương án di dời. Đồng thời thành lập 6 tổ chuyên môn để kiểm tra nguyên nhân, xử lý sạt lở; huy động lực lượng ứng trực, hỗ trợ bà con khi có tình huống xảy ra.
Tại Hậu Giang, từ đầu năm đến nay cũng xảy ra 22 điểm sạt lở bờ sông với chiều dài 610m; diện tích mất đất 2.950m2; ước thiệt hại 3,026 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2023 giảm 21 điểm sạt lở, chiều dài sạt lở giảm 375,46m, diện tích mất đất giảm 2.544,66m2, ước thiệt hại giảm 123 triệu đồng. Ông Phạm Đức Đoàn, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang, cho biết: Do mưa tập trung sinh dòng chảy mặt mạnh và kết hợp với đất ở bờ sông, kênh đang tơi xốp, nứt nẻ nên khả năng sạt lở bờ sông, kênh, rạch với quy mô vừa và nhỏ ở mức độ cao, diễn biến rất phức tạp. Địa phương có nguy cơ cao sạt lở là huyện Châu Thành, thành phố Ngã Bảy và huyện Châu Thành A. Khi có dấu hiệu dòng nước xoáy sát bờ sông, kênh, rạch, hàm ếch bờ sông, vết nứt sâu, dài hoặc có dấu hiệu sụt lún, sạt, lở bờ thì người dân cần báo cho chính quyền địa phương và ngành chức năng biết để có biện pháp xử lý kịp thời.
Đi dọc theo sông Trà Nóc, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, chứng kiến nhiều đoạn sạt lở chi chít, trong khi nhà dân được xây cất 2 bên san sát nhau. Bà Nguyễn Thị Sáu, 67 tuổi, ở khu vực 2, phường Trà An, quận Bình Thủy, bộc bạch: “Tôi về đây sống hơn 30 năm, nhưng sạt lở cứ liên tục trong mấy năm nay; gần đây nhất là đầu tháng 4-2024 vụ sạt lở làm ảnh hưởng 7 căn nhà ven sông này. Hiện tại, các gia đình có nhà gần sông Trà Nóc rất lo lắng về sạt lở không biết lúc nào; vì vậy ban đêm phải cảnh giác, khi nghe tiếng động dưới mé sông là nhanh chóng ra xem nhằm đề phòng bất trắc…”.
Nhiều giải pháp phòng chống sạt lở
Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Cần Thơ nhìn nhận, tình hình sạt lở bờ sông ngày càng phức tạp và khó lường. Nếu như năm 2022 trên địa bàn thành phố xảy ra 13 vụ sạt lở thì năm 2023 xảy ra tới 41 vụ sạt lở, khiến 8 căn nhà bị nước cuốn trôi hoàn toàn, 21 căn bị ảnh hưởng; tổng thiệt hại hơn 34 tỉ đồng. Tình hình sạt lở những tháng đầu năm 2024 cũng đáng lo ngại, nhất là những ngày tới diễn biến mưa lũ sẽ gia tăng. UBND thành phố Cần Thơ yêu cầu các ngành liên quan, cùng chính quyền các địa phương tăng cường biện pháp ứng phó, tiếp tục vận động người dân sống ven sông đề cao cảnh giác sạt lở, kiên quyết di dời các hộ có nguy cơ đến nơi an toàn; đẩy nhanh thi công các công trình kè chống sạt lở, trong đó có kè khẩn cấp sạt lở sông Trà Nóc dài 2km, kinh phí 270 tỉ đồng. Mới đây, khi kiểm tra tiến độ dự án kè sông Trà Nóc đạt hơn 54%, ông Nguyễn Văn Hiếu, Bí thư Thành ủy Cần Thơ, lưu ý các đơn vị liên quan cần phối hợp chặt chẽ, thi công dự án nhanh hơn và đảm bảo chất lượng, bởi đây là dự án không chỉ kè chống sạt lở khẩn cấp bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân, mà còn góp phần chỉnh trang đô thị sạch đẹp...
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp cho hay, sạt lở bờ sông vẫn là nỗi lo lớn, bởi gây ra nhiều thiệt hại về tài sản và làm đảo lộn cuộc sống người dân. UBND tỉnh đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng các ngành liên quan kiểm tra, đánh giá, dự báo nguy cơ sạt lở và đề ra các giải pháp ứng phó phù hợp thời gian tới. Tiếp tục triển khai các công trình phòng chống sạt lở như dự án xử lý sạt lở cấp bách sông Tiền khu vực xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh (giai đoạn 2), tổng mức đầu tư gần 400 tỉ đồng; công trình xử lý sạt lở bờ sông Tiền khu vực An Lạc, thành phố Hồng Ngự và khu vực Tịnh Thới, thành phố Cao Lãnh, vốn đầu tư 1.121 tỉ đồng…
Tại Cà Mau, thời gian qua tỉnh đầu tư xây dựng hoàn thành 55,7km kè bảo vệ bờ biển, với tổng kinh phí 1.720 tỉ đồng; kè 9,2km bảo vệ bờ sông, kinh phí 391 tỉ đồng. Những công trình kè bờ biển đã phát huy hiệu quả rõ rệt, làm giảm sóng, chống sạt lở, gây bồi, tạo bãi, khôi phục gần 1.000ha rừng phòng hộ. Đối với những công trình kè các đoạn bờ sông đã khắc phục sạt lở, đồng thời sắp xếp, chỉnh trang lại mỹ quan, nhà ở ven sông phù hợp với biến đổi khí hậu. Hiện nay, tỉnh Cà Mau và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiếp tục thực hiện 42,2km kè biển, kinh phí 1.785 tỉ đồng.
Nỗ lực là vậy, nhưng theo lãnh đạo Tỉnh ủy Cà Mau cho hay, do tốc độ sạt lở diễn ra nhanh và phức tạp… nên tỉnh đã rà soát tình hình sạt lở để bổ sung kế hoạch phòng chống đến năm 2030. Kết quả rà soát cho thấy, tổng chiều dài bờ biển Cà Mau đang tiếp tục sạt lở khoảng 89km, sạt lở bờ sông khoảng 425km với các mức độ khác nhau… Nếu không xử lý dứt điểm từ nay đến năm 2025 thì thiệt hại sẽ càng lớn hơn, khó khắc phục hơn. Trước tình hình cấp bách đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau kiến nghị Trung ương xem xét cho tỉnh áp dụng một số cơ chế đặc thù trong thực hiện các công trình phòng chống thiên tai. Cụ thể, gần đây có doanh nghiệp đề xuất xã hội hóa việc đầu tư công trình chống sạt lở bờ biển, theo hướng sau khi doanh nghiệp đầu tư kè phá sóng phía ngoài bờ biển thì cho phép doanh nghiệp sử dụng phần diện tích đất bên trong kè (trước đó là đất, rừng phòng hộ bị sạt lở) để thực hiện các dự án về năng lượng tái tạo ven biển; dự án cảng cá, bến cá, dịch vụ hạ tầng nghề cá tại các cửa biển; dự án sắp xếp dân cư ven biển, ven sông; dự án phát triển dịch vụ du lịch…
Theo Bộ NN&PTNT, từ năm 2016 đến nay ở ĐBSCL đã xuất hiện 779 điểm sạt lở, với tổng chiều dài 1.134km (bờ sông 666 điểm dài 744km; bờ biển 113 điểm dài 390km). Đáng lo là mức độ sạt lở ngày càng nghiêm trọng; nếu như trước năm 2005, mỗi năm bồi 100ha thì 15 năm trở lại đây, mỗi năm đồng bằng này bị mất hơn 350ha đất. Trước đây, sạt lở chủ yếu vào mùa lũ, còn nay lở quanh năm kể cả mùa khô lại nhiều hơn. Có nhiều nguyên nhân gây ra sạt lở như tình trạng thiếu cát và phù sa, bởi việc xây dựng đập thủy điện ồ ạt ở đầu nguồn sông Mekong, cộng với tình trạng khai thác cát quá mức ở nhiều nơi; xây dựng nhiều đê bao, công trình, làm thay đổi dòng chảy… Từ năm 2016 đến nay, Trung ương đã đầu tư và có kế hoạch đầu tư ở ĐBSCL khoảng 16.223 tỉ đồng, xây 218 công trình kè chống sạt lở, chiều dài 324km. Trong đó, đã xây dựng xong 190 công trình, dài 246km, kinh phí 11.453 tỉ đồng; có kế hoạch đầu tư 28 công trình, dài 78km, kinh phí 4.770 tỉ đồng… Hiện tại, toàn vùng còn 561 điểm sạt lở, gồm bờ sông 513 điểm, dài 602km; bờ biển 48 điểm, dài 208km… |
H.TÂN - H.THU
相关推荐
-
Hà Tĩnh: Án mạng ở trung tâm thương mại, một người nước ngoài tử vong
-
Hà Nội opens Party work course for Vientiane officials
-
Việt Nam shares opinions on parliaments’ role in SDG implementation
-
RoK author releases book to honour Party General Secretary's life
-
Ngành nước tại Việt Nam gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu
-
Int’l media spotlight Việt Nams achievements under Party chief’s leadership
- 最近发表
-
- Chứng khoán ngày 3/1: Nhóm ngân hàng và chứng khoán lao dốc, VN
- Việt Nam pledges more contributions to ASEAN
- Nguyễn Phú Trọng: Key moments of his ‘Bamboo Diplomacy’ art
- Party General Secretary Nguyễn Phú Trọng an exemplary leader: Lao official
- Từ ngày 11/2/2017 bắt đầu chuyển đổi mã vùng điện thoại
- President visits Royal University of Phnom Penh
- Việt Nam, Dominican Republic strengthen parliamentary diplomatic relations
- Disciplinary action taken against officials for violations
- Thêm một điện thoại “nồi đồng cối đá” hấp dẫn người dùng
- Vietnamese Party chief Nguyễn Phú Trọng an exemplary leader: former Lao leader
- 随机阅读
-
- Phát triển thị trường tài chính toàn diện để xây dựng thành công các trung tâm tài chính
- A moment in history
- Condolences pour in over passing of Party leader Nguyễn Phú Trọng
- Việt Nam, RoK strengthen cooperation in public sector human resources
- Thêm 79 bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 1 năm/lần
- Party General Secretary Nguyễn Phú Trọng an exemplary leader: Lao official
- Prime Minister receives experts of Fulbright University Việt Nam
- Việt Nam congratulates France on 235th National Day
- Diễn biến vụ 4 mẹ con bị chồng sát hại ở Khánh Hòa
- A lifetime of dedication: Party General Secretary Nguyễn Phú Trọng's legacy of service and integrity
- Party General Secretary Nguyễn Phú Trọng
- Cuban media highlights Vietnamese Party leader Nguyễn Phú Trọng’s contributions
- Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
- HCM City seeks to achieve growth of 7.5
- Mexican Labour Party leader admires Vietnamese Party chief’s personality, int'l solidarity spirit
- President Tô Lâm receives ambassadors of Turkic countries
- Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
- Party General Secretary Nguyễn Phú Trọng devotes whole life to the nation
- Vietnamese Party chief an inspirational revolutionary leader: Sri Lankan leader
- PM hosts Qatari Minister of State for Foreign Affairs
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Bệnh viện Nhi bị kỷ luật hàng loạt cán bộ, bác sĩ
- Dự thảo Báo cáo kinh tế
- Thủ tướng: Phát huy tiềm năng, giải phóng sức lao động của phụ nữ
- Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại nhà 67
- Bắt đầu từ hôm nay, ti vi đời cũ không xem được truyền hình
- Tình hình Biển Đông mới nhất hôm nay ngày 18/6/2016
- Không một lực lượng nào có thể chống được tên lửa Bastion của Việt Nam
- Hãi hùng cây cầu làm bằng xốp và cát giữa thủ đô
- Thông cáo báo chí của Chính phủ về sự cố cá chết ở miền Trung
- Sức mạnh máy bay săn ngầm SC