【bóng đá kết quả đêm qua】Dự án Luật Thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Đồng bộ quy định về thuế phòng vệ thương mại
作者:Cúp C2 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 00:07:34 评论数:
Theo Bộ Tài chính, để bảo vệ sản xuất trong nước, cần thiết phải bổ sung, nâng cấp cơ sở pháp lý một số nội dung quan trọng về các biện pháp phòng vệ thương mại về thuế (thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ - gọi chung là thuế phòng vệ thương mại...) trong trường hợp các ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại hoặc bị đe dọa thiệt hại do các hành vi bán phá giá, trợ cấp, phân biệt đối xử của các đối tác thương mại, phù hợp với thông lệ quốc tế. Đây là một trong những nguyên nhân chính để sửa đổi Luật Thuế XK, thuế NK.
Ngoài ra, để có đủ cơ sở pháp lý áp dụng các biện pháp xử lý các trường hợp phát sinh như áp dụng thuế trả đũa được phép áp dụng trong khuôn khổ giải quyết cơ chế tranh chấp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các hiệp định thương mại song phương và khu vực mà Việt Nam đã tham gia, dự án luật bổ sung quy định: Trường hợp vi phạm các cam kết quốc tế dẫn đến việc lợi ích Việt Nam bị xâm hại hay vi phạm, Chính phủ báo cáo Quốc hội áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại khác.
Cho ý kiến vào dự án Luật Thuế XK, thuế NK (sửa đổi) tại kỳ họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thứ 41 vừa qua, UBTVQH đề nghị Ban soạn thảo quy định cụ thể hơn, rà soát bổ sung một số quy định để đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế; làm rõ các khái niệm về lượng hàng hóa bán phá giá, mức trợ cấp đến mức nào thì sẽ áp dụng các biện pháp về thuế phòng vệ thương mại; nguyên tắc áp dụng mức thuế, thời gian được áp dụng thuế phòng vệ thương mại tạm thời; thời gian áp dụng thuế phòng vệ thương mại chính thức; xử lý các trường hợp có chênh lệch về mức thuế tạm thời và mức thuế chính thức (nếu có); thẩm quyền quyết định áp dụng mức thuế phòng vệ thương mại.
Đồng thời, để đảm bảo thẩm quyền của Quốc hội theo quy định của Hiến pháp năm 2013, UBTVQH đề nghị cần tiến hành tổng kết 3 pháp lệnh về thuế phòng vệ thương mại để bổ sung toàn bộ các quy định phòng vệ về thuế vào dự án Luật Thuế XK, thuế NK và bổ sung các quy định khác liên quan đến phòng vệ thương mại vào Luật Thương mại và bãi bỏ 3 Pháp lệnh về phòng vệ thương mại hiện hành.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu, UBTVQH, Bộ Tài chính cho biết, các biện pháp phòng vệ bao gồm cả biện pháp về thuế và các biện pháp khác, hiện hành đã được quy định ở 3 Pháp lệnh (Pháp lệnh chống bán phá giá, Pháp lệnh chống trợ cấp và Pháp lệnh về tự vệ). Do đó, dự án Luật Thuế XK, thuế NK chỉ nên quy định ba nội dung thuộc thẩm quyền quy định của Quốc hội: Điều kiện, nguyên tắc, thời gian áp dụng 3 loại thuế phòng vệ thương mại để tạo sự minh bạch, rõ ràng, thống nhất trong việc áp dụng các loại thuế nói trên đối với hàng hóa NK (đối với các nội dung khác như: Căn cứ điều tra, nội dung điều tra, hồ sơ yêu cầu áp dụng, thẩm quyền quyết định áp dụng mức thuế chống trợ cấp..., Ban soạn thảo đề nghị thực hiện như nội dung của Pháp lệnh hiện nay cho phù hợp với các cam kết quốc tế và thông lệ quốc tế).
Bộ Tài chính cũng cho rằng, dự án Luật Thuế XK, thuế NK chỉ quy định 4 nội dung (nguyên tắc, điều kiện, thời hạn áp dụng, việc áp dụng thuế phòng vệ thương mại) không quy định toàn bộ các nội dung về thuế phòng vệ tại Luật thuế XK, thuế NK. Bộ Tài chính lý giải, khác với thuế NK thông thường (do các tổ chức, cá nhân NK hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ khu chế xuất vào thị trường trong nước thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi đóng góp theo luật định thông thường cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn cụ thể. Thuế NK được quy định thành biểu thuế và là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế tài chính, thương mại vĩ mô tổng hợp, gắn liền với hoạt động NK, cơ chế quản lý NK và chính sách kinh tế đối ngoại của một quốc gia nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, bảo đảm nguồn thu cho NSNN và quản lý hoạt động NK) thuế phòng vệ thương mại là thuế bổ sung, chỉ được áp dụng đối với hàng hóa NK khi và chỉ khi nước XK có hành vi bán phá giá, trợ cấp hoặc NK ồ ạt hàng hóa gây thiệt hại cho sản xuất trong nước. Do đó thuế phòng vệ thương mại được coi như là một hình thức để trừng phạt nước XK nhằm khắc phục, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đối với hành vi bán phá giá, trợ cấp hoặc NK ồ ạt gây thiệt hại cho sản xuất trong nước. Khi áp dụng loại thuế này phải tuân thủ theo các quy định của các Hiệp định liên quan đến thuế phòng vệ của WTO.
Theo Bộ Tài chính, việc thu các loại thuế phòng vệ thương mại khác với thuế NK, do đó, ngoài việc phải tính trên cơ sở số lượng, thuế suất của mặt hàng NK như thuế NK thông thường; để thu thuế phòng vệ thương mại, cơ quan có thẩm quyền của nước NK (ở Việt Nam là Bộ Công Thương) phải thực hiện điều tra để xác định thực tế có hành vi bán phá giá, trợ cấp hoặc NK ồ ạt gây thiệt hại cho sản xuất trong nước hay không; biên độ bán phá giá, mức độ thiệt hại cụ thể. Từ đó, xác định mức thu cụ thể tính theo đơn vị hàng hóa và mặt hàng cụ thể, DN cụ thể áp dụng..., không căn cứ vào mức thuế suất được quy định sẵn trong Biểu thuế như thuế NK thông thường. Cũng theo Bộ Tài chính, thuế NK thông thường của hàng hóa NK được đưa vào tài khoản ngân sách còn thuế phòng vệ thương mại được đưa vào tài khoản tiền gửi, DN được quyền khiếu nại, khởi kiện ra tòa theo pháp luật Việt Nam và Luật quốc tế để phán quyết về áp dụng thuế phòng vệ, tòa bác quyết định này nếu việc điều tra kết luận sai về mức độ thiệt hại và mức thu thuế. Việc quy định thuế phòng vệ áp dụng đối với hàng hóa NK tại dự án Luật Thuế XK, thuế NK là nhằm đảm bảo phù hợp với Hiến pháp năm 2013 là mọi thứ thuế phải do Quốc hội quy định (Hiện 3 loại thuế này đang được quy định ở 3 Pháp lệnh). Đồng thời, cũng đảm bảo tính tập trung, thống nhất để phát huy vai trò là công cụ bảo vệ sự lành mạnh của môi trường kinh tế, bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước trong điều kiện phải cắt giảm thuế NK theo các cam kết quốc tế.