Cuộc đua tăng phí
Trước đó, vào đầu tháng 3, dư luận đã được phen “dậy sóng” khi Ngân hàng Vietcombank công bố biểu phí dịch vụ mới; đơn cử như phí dịch vụ SMS Banking hàng tháng sẽ tăng từ 8.800 đồng lên 11.000 đồng. Hiện mỗi chủ thẻ Vietcombank mất tới 22.000 đồng mỗi tháng tiền phí, chưa kể chi phí cho các giao dịch rút tiền, chuyển tiền… Dù dư luận có những phản ứng không đồng thuận với cách tăng phí của ngân hàng này, nhưng mới đây, thêm một loạt ngân hàng lớn như Agribank, BIDV… cho biết cũng sẽ tăng phí dịch vụ lên ít nhất 500 đồng/giao dịch. Đáng chú ý, đây đều là những ngân hàng sở hữu lượng khách giao dịch lớn nên có số lượng thẻ phát hành lớn. Điều này khiến nhiều ý kiến lo ngại sẽ tạo thành xu hướng tăng phí cho các ngân hàng trên toàn hệ thống.
Nói rõ hơn về nguyên nhân các ngân hàng tăng phí dịch vụ, ông Đào Minh Tuấn, Chủ tịch Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, đồng thời là Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank cho biết, các loại phí hiện nay hoàn toàn phù hợp với quy định theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia khác, thẻ thường dùng để chi tiêu nên khách hàng không mất phí. Còn tại Việt Nam, thẻ ATM thường dùng để rút tiền mặt nên mức phí tăng lên vì ngân hàng phải đảm bảo cung ứng lượng tiền mặt cho ATM. Ông Tuấn ước tính, một giao dịch khiến ngân hàng mất từ 7.000-10.000 đồng, trong khi các ngân hàng chỉ thực hiện thu phí 1.000 đồng giao dịch nội mạng và 3.000 đồng giao dịch ngoại mạng, mới bằng 1/3 mức trần theo quy định tại Thông tư 35/2012/TT-NHNN của NHNN về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa.
Từ ý kiến cho thấy, các ngân hàng tăng phí giao dịch để bù đắp cho các khoản chi phí về đầu tư máy móc, thiết bị, thuê địa điểm đặt máy ATM, bảo trì hệ thống… Trong khi theo thống kê của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, giao dịch bằng thẻ ghi nợ nội địa trong vòng 5 năm gần đây đã tăng đáng kể, từ mức 0,7% năm 2013 đến nay lên con số gần 3%. Nhưng hiện nay mới chỉ có gần 3% là sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thẻ, còn 97% là rút tiền mặt. Vì thế ông Đào Minh Tuấn cho rằng, tỷ lệ sử dụng rút tiền mặt giảm xuống theo đúng lộ trình về thanh toán không dùng tiền mặt mà Chính phủ đặt ra thì sẽ giúp phí giao dịch ATM giảm xuống.
Sẽ dừng hay “lén lút”?
Trước phản ứng của dư luận, đại diện từ NHNN đã lên tiếng cho hay, cơ quan này đã yêu cầu các ngân hàng thương mại chưa xem xét điều chỉnh phí vào thời điểm này; bởi việc tăng hay giảm phí cần hài hòa lợi ích các bên, trước khi tăng phí phải tuyên truyền, giải thích cho khách hàng hiểu và chia sẻ, tránh gây bức xúc.
Động thái này được xem là bước đi đúng đắn của cơ quan quản lý để đảm bảo quyền lợi cho cả khách hàng và ngân hàng. Bởi trước đó, khi Vietcombank tăng phí, không ít khách hàng đã bức xúc và cho biết sẽ chuyển đổi sang một số ngân hàng miễn phí giao dịch thẻ cũng như chuyển tiền. Thực tế hiện nay, khách hàng luôn sẵn sàng bỏ tiền ra nếu đổi lại là dịch vụ ngân hàng tốt. Nhưng hàng loạt vụ mất tiền qua thẻ ATM, rồi đến mùa cao điểm, hàng loạt cây ATM hỏng hóc, hết tiền… đã khiến khách hàng không hài lòng. Ngoài ra, nhiều khách hàng và các chuyên gia phàn nàn về những loại phí vô lý như: Phí sao kê tài khoản, phí chuyển khoản cùng hệ thống…
Với yêu cầu trả lương qua thẻ ngân hàng đang được áp dụng, nhiều khách hàng không có sự lựa chọn nên buộc phải sử dụng dịch vụ của ngân hàng đó. Theo thống kê của NHNN, đến cuối năm 2017, giá trị giao dịch thanh toán qua hệ thống ATM/POS tăng 34% so với năm 2016; tỷ lệ rút tiền mặt tại ATM tiếp tục giảm từ 15,71% (năm 2016/2015) xuống 6,86% (11 tháng đầu năm 2017/2016). Số lượng thẻ ngân hàng được phát hành và giá trị giao dịch qua thẻ tăng khá nhanh qua các năm.
Ngoài ra, nhìn vào báo cáo tài chính của các ngân hàng có thể thấy, lợi nhuận từ phí dịch vụ của các ngân hàng vẫn đạt con số hàng nghìn tỷ đồng và không ngừng tăng lên. Theo các chuyên gia, trong khoản phí dịch vụ mà các ngân hàng thu lãi này thì có đóng góp từ các khoản phí liên quan đến giao dịch ATM, chuyển tiền qua Internet Banking và Mobile Banking… Tiêu biểu như tại báo cáo tài chính riêng lẻ quý I/2018 của Ngân hàng BIDV cho thấy, thu nhập lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 1.039 tỷ đồng, tăng 28,3% so với cuối năm 2017. Các ngân hàng khác cũng đều có mức lãi thuần từ hoạt động dịch vụ trên 1.000 tỷ đồng và dự báo sẽ còn tăng khi các ngân hàng đều đang đẩy mạnh vào việc thu lợi nhuận từ mảng bán lẻ.
Những con số trên cho thấy việc thực hiện giao dịch qua thẻ đang mang lại nguồn lợi rất lớn cho các ngân hàng. Nên câu hỏi đặt ra là trước động thái “tuýt còi” của NHNN, các ngân hàng thương mại sẽ tạm dừng thực sự việc tăng phí hay chỉ tạm rồi sẽ lại bùng phát việc tăng hoặc chuyển sang tăng thu phí “lén lút”? Đây không phải là chuyện mới mẻ mà đang là thực tế đang diễn ra, khi nhiều khoản thu không được ngân hàng thông báo, khiến khách hàng chỉ còn biết cách tự tính đếm từ số tiền đã rút và số tiền còn dư trong tài khoản hoặc thông qua sao kê tài khoản trên Internet Banking. Nhưng điều khách hàng mong mỏi nhất không chỉ là phí dịch vụ cao hay thấp mà là các khoản thu phải rõ ràng, minh bạch cũng như việc đáp ứng chất lượng tương xứng với những gì khách hàng đã bỏ ra.
顶: 39踩: 5715
【vô địch costa rica】Ngân hàng có hết “nghiện” tăng phí?
人参与 | 时间:2025-01-12 23:14:17
相关文章
- Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ bị tin tặc tấn công?
- Giá như địa phương nào cũng tổ chức giao ban báo chí như Hà Nội
- Cần những cơ chế đặc biệt xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc
- Phó Giám đốc Công an Cần Thơ: 3 thiếu niên tử vong trên cầu vượt có nồng độ cồn
- 5 phút sáng nay 4
- Quảng Nam: Thợ săn mất mạng oan thì bị nhầm thành lợn rừng
- Thừa Thiên
- Dự báo thời tiết 19/10/2024: Hà Nội có mưa giông, Nam Bộ triều cường
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- J&T Express góp sức trồng rừng, giảm phát thải và ứng phó biến đổi khí hậu
评论专区