您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【soi keo bd y】Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Kiểm soát chặt nợ công, song vẫn thúc đẩy phát triển 正文

【soi keo bd y】Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Kiểm soát chặt nợ công, song vẫn thúc đẩy phát triển

时间:2025-01-09 13:26:52 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội nghị sơ kết 6 tháng ngành Tài chính. Ảnh: Đức Minh>>T soi keo bd y

PTT

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội nghị sơ kết 6 tháng ngành Tài chính. Ảnh: Đức Minh

>>Tập trung cao độ hoàn thành vượt mức nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2018

>>Quản lý ngân sách 6 tháng đầu năm đạt kết quả tích cực

Kết quả kinh tế xã hội 6 tháng hứa hẹn một năm "bội thu"

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm 2018,óThủtướngVươngĐìnhHuệKiểmsoátchặtnợcôngsongvẫnthúcđẩypháttriểsoi keo bd y Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ biểu dương và chúc mừng những thành công, kết quả ngành Tài chính đạt được trong 6 tháng đầu năm.

Theo Phó Thủ tướng, những kết quả tích cực trong kinh tế - xã hội của cả nước 6 tháng đầu năm có sự đóng góp rất quan trọng, toàn diện của ngành Tài chính. Những kết quả này hứa hẹn cả nước có một năm "bội thu" như năm ngoái, hoàn thiện toàn diện, vượt mức các chỉ tiêu kinh tế xã hội, tài chính ngân sách cả năm.

Đồng thời, đối với những vấn đề trọng tâm của ngành, Phó Thủ tướng đã có đánh giá, chỉ đạo cụ thể đối với từng lĩnh vực.

Về thực hiện dự toán thu chi ngân sách, kiểm soát nợ công, bội chi, Phó Thủ tướng đánh giá cao kết quả thu đạt 49,4% dự toán, cao hơn cùng kỳ năm 2017 (46,8%), hứa hẹn hoàn thành dự toán thu của năm. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng lưu ý việc có 20 địa phương thu dưới 50% dự toán. Điều này cho thấy, vẫn có rủi ro trong hoàn thành dự toán thu 2018. Vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu, nợ đọng, xói mòn cơ sở thuế, nhất là khu vực phi chính thức.

Đề cập đến việc Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng đề án thống kê GDP khu vực phi chính thức, Phó Thủ tướng lưu ý Bộ Tài chính phải có đề án cụ thể xây dựng cơ chế thu trong khu vực này. Ngoài ra, đối với các địa phương thu dưới 50% dự toán, cần sớm thành lập các tổ đôn đốc thu ngay từ thời điểm này và rút kinh nghiệm trong công tác giao dự toán 2019, tránh tình trạng cả nước vượt thu mà ngân sách trung ương (NSTƯ) không đạt, hoặc có tỉnh vượt thu nhiều song có tỉnh lại hụt thu khiến NSTƯ phải bù đắp.

"Nghị quyết 01 giao Bộ Tài chính vượt dự toán thu 3%, song Thủ tướng nói phải giao vượt thu 5%" - Phó Thủ tướng cho biết.

Đối với công tác chi, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu tiếp tục siết chặt kỷ luật chi ngân sách, chi đúng mục tiêu, nhất là chi khánh tiết, lễ hội, hội nghị, mua sắm công, công tác nước ngoài… Xử lý nghiêm theo kết quả thanh tra, kiểm toán đối với tổ chức, cá nhân, người đứng đầu có vi phạm trong quản lý chi tiêu.

TC
Toàn cảnh hội nghị sơ kết 6 tháng ngành Tài chính. Ảnh: Đức Minh

Cải cách mạnh mẽ trong giao dự toán chi thường xuyên

Về chi đầu tư, mặc dù mức giải ngân 31,7% là cao hơn cùng kỳ, song Phó Thủ tướng cho rằng vẫn rất chậm. Hoan nghênh Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã ban hành văn bản hướng dẫn thủ tục, thúc đẩy giải ngân, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đồng thời yêu cầu KBNN chủ động hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ giải ngân. Bộ Tài chính cần tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh kịp thời các nguồn vốn, địa chỉ sử dụng vốn theo thẩm quyền, hoặc báo cáo Quốc hội những vấn đề vượt thẩm quyền để đẩy nhanh tốc độ giải ngân.

Về chi thường xuyên, Phó Thủ tướng đánh giá cao việc Bộ trưởng Bộ Tài chính đã làm việc với Bộ trưởng Bộ Nội vụ để giao dự toán chi thường xuyên bám sát biên chế được giao. "Đây là một cải cách rất mạnh mẽ, Thủ tướng rất ủng hộ. Việc này có tác dụng thúc đẩy giảm biên chế, thực hiện Nghị quyết 18, 19 của Trung ương. Năm nay, tôi đề nghị làm chặt việc này, kể cả với đơn vị sự nghiệp lẫn hành chính đều phải trên cơ sở số liệu đã được kiểm soát của bộ về biên chế" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Trên cơ sở thu chi như vậy, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu đảm bảo chỉ tiêu bội chi và kiểm soát nợ công. Theo Phó Thủ tướng, một trong những thành công nhất của ngành Tài chính thời gian qua là kiểm soát chặt chẽ và cơ cấu lại nợ công đạt kết quả rất tốt. Đây chính là yếu tố khiến Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và các tổ chức quốc tế nâng hạng tín nhiệm và đánh giá tích cực về kinh tế vĩ mô Việt Nam.

Từ mức nợ công sát trần khoảng 64,8% GDP năm 2015, đến nay tỷ lệ nợ công giảm còn 61,3%. Kỳ hạn trái phiếu chính phủ trước đây là 2, 3 năm nay đã kéo dài nhiều; nợ ngoài nước chuyển thành trong nước; nợ ngắn hạn thành dài hạn; lãi suất cao thành lãi suất thấp, giảm áp lực nợ công nhiều…

Thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính tiếp tục phát huy các thành quả này, kiểm soát tốt nợ công mà vẫn đảm bảo dư địa cho tăng trưởng.

"Nghệ thuật điều hành" trong quản lý tài chính, ngân sách

Nêu một ví dụ về thành công trong kiểm soát nợ công, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhắc đến việc Bộ Tài chính mới đây trình Thủ tướng xử lý bảo lãnh cho một số dự án trọng điểm của ngành điện lực. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất yêu cầu các tập đoàn ngành điện lực cơ cấu lại nợ đã được bảo lãnh trước đây, chuyển sang nợ tự vay tự trả với các ngân hàng trong nước, lấy dư địa đó để bảo lãnh cho các dự án cấp bách, quan trọng hơn mà các tổ chức quốc tế chỉ đồng ý giải ngân và cho vay khi có bảo lãnh của Chính phủ. Điều này vừa đảm bảo trần nợ công, mức nợ bảo lãnh, mà vẫn đáp ứng yêu cầu tăng trưởng.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, đây thực sự là "nghệ thuật điều hành" và kinh nghiệm này cần được nhân rộng. "Điều hành tài chính không chỉ là thắt cái này, siết cái kia mà vẫn phải hỗ trợ phát triển. Vừa qua Bộ Tài chính đã làm tốt việc này" - Phó Thủ tướng nhận xét.

Liên quan đến việc cơ cấu chính sách thu, nghiên cứu, sửa đổi một số chính sách thuế, Phó Thủ tướng đồng tình với tinh thần được Bộ trưởng Bộ Tài chính chú trọng là nuôi dưỡng nguồn thu là chính, khoan sức dân. Phó Thủ tướng cho biết, cử tri cả nước đánh giá rất cao tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong kỳ họp Quốc hội vừa qua về việc không tăng thuế giá trị gia tang. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, đây là tin tốt tác động đến thị trường, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

"Trách nhiệm của Bộ Tài chính rất nặng vì cân đối ngân sách là một trong những cân đối quan trọng nhất. Trong điều kiện hội nhập, thuế quan giảm do các FTA,… chúng ta chỉ còn cách cơ cấu thu nội địa. Tuyên bố của Bộ trưởng tôi cho là quyết định đúng đắn, trách nhiệm" - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói và cũng yêu cầu việc sửa đổi các chính sách thuế phải được nghiên cứu thận trọng, kỹ lưỡng.

Điều hành giá cả đóng góp lớn trong kiềm chế lạm phát

Về Kế hoạch tài chính trung hạn, Kế hoạch đầu tư công trung hạn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Tài chính phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm đánh giá sơ kết các kế hoạch để tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh kịp thời, đặc biệt về tiêu chí khoản dự phòng 10% ngân sách trung ương cho đầu tư công và việc nhu cầu ODA còn thiếu 135.000 tỷ đồng nữa.

Đối với công tác điều hành giá cả, với trách nhiệm là Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đặc biệt khen ngợi Bộ Tài chính, Cục Quản lý giá đã tham mưu và điều hành tốt. Các năm vừa qua, lạm phát được kiểm soát chặt nhờ sự đóng góp rất lớn của Ban Chỉ đạo điều hành giá mà Bộ Tài chính là cơ quan thường trực.

Trước những biến động bất thường của thị trường thế giới, Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan thường trực, tổ giúp việc phải tích cực và chủ động hơn nữa để giữ vai trò "nhạc trưởng" trong công tác điều hành giá cả, phấn đấu mục tiêu kiểm soát lạm phát năm nay tăng khoảng 3,7 - 3,9% so với năm trước. "Bằng giá nào cũng phải kiểm soát chặt chẽ" - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Chỉ đạo về thị trường vốn, thị trường chứng khoán, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sớm xây dựng mục tiêu để nâng hạng thị trường và có giải pháp để thực hiện.

Trước tình hình thị trường tăng trưởng khá song biến động nhiều, Phó Thủ tướng nhắc nhở bám sát thị trường, đưa ra cơ chế phản ứng nhanh nhạy hơn, đánh giá kỹ hơn quan hệ giữa thị trường phái sinh và cơ sở, đa dạng hoá thị trường phái sinh… Đồng thời, Bộ Tài chính sớm triển khai đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán, tạo thuận lợi và giảm chi phí giao dịch cho nhà đầu tư.

Dư luận đánh giá cao việc sắp xếp lại hệ thống thuế, kho bạc

Liên quan đến công tác cổ phần hoá, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính sớm trình Chính phủ giải pháp, kế hoạch, thực hiện Nghị quyết 60 của Quốc hội về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (DNNN); chuẩn bị để tổ chức tốt Hội nghị toàn quốc về đổi mới sắp xếp doanh nghiệp nhà nước trong quý III, hội nghị toàn quốc về thị trường tài chính, tiền tệ trong cách mạng 4.0 vào quý IV tới…

Đặc biệt, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các lãnh đạo địa phương, ngành Tài nguyên môi trường quan tâm việc kiểm soát, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, bởi đây là một trong những nguyên nhân chính làm chậm quá trình cổ phần hoá thời gian qua.

Về công tác tổ chức cán bộ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, dư luận đánh giá cao quyết tâm của ngành Tài chính trong sắp xếp lại các chi cục thuế, hệ thống KBNN và lưu ý ngành phải làm tốt công tác tư tưởng để thực hiện. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công, nghiên cứu giảm đầu mối, thu gọn bộ máy, tinh giảm biên chế, kể cả quy hoạch báo chí; phối hợp Bộ Nội vụ trình Chính phủ sửa đổi Nghị định về giải quyết lao động dôi dư trong sắp xếp lại đơn vị sự nghiệp; triển khai quyết liệt các nghị quyết Trung ương, trong đó có Nghị quyết 04, có kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của ngành Tài chính.

Đối với Nghị quyết 27, 28 của Trung ương, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ quan trọng của Bộ Tài chính là chuẩn bị nguồn cho vấn đề cải cách tiền lương kể từ năm 2021, trong đó số vượt thu năm 2018 phải được quản lý chặt chẽ để có nguồn cho cải cách tiền lương từ năm 2021.

Ngoài các nhiệm vụ trên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng lưu ý Bộ Tài chính về công tác hội nhập quốc tế, đàm phán hiệp định về thuế, hải quan để mở rộng thị trường…; phát huy kết quả phối hợp trong chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý đầu tư công; trách nhiệm quản lý nợ công nặng nề hơn khi Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7/2018; công tác truyền thông chính sách…/.

H.Y