【nhận định palace】Giữa đại dịch COVID
Lao là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới. Ảnh: Youmed
Trong khi hơn 400 triệu người trên toàn cầu đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19,ữađạidịnhận định palace các quốc gia trên thế giới vẫn đang phải vật lộn để ngăn chặn loại virus nguy hiểm này. Tuy nhiên, giữa cuộc chiến chống lại COVID-19, vẫn còn những căn bệnh chết người khác, lâu đời hơn mà mọi người dường như đã quên đi, và bệnh lao là một trong số đó.
Là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính mỗi ngày có khoảng 4.000 người chết vì bệnh lao trong khi có gần 28.000 người bị lây nhiễm căn bệnh vốn có thể phòng ngừa và chữa khỏi này. Năm 2019 có 10 triệu người mắc bệnh lao và trong số đó, 1,4 triệu người đã tử vong.
Ngày 24/3 hằng năm từ lâu đã được LHQ ấn định là Ngày Thế giới phòng, chống Lao, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về những hậu quả kinh tế, xã hội và sức khỏe nghiêm trọng của bệnh lao.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) ở Mỹ, bệnh lao là do trực khuẩn lao thường tấn công vào phổi. Tuy nhiên, loại vi khuẩn này cũng có thể gây hại cho các bộ phận khác của cơ thể như thận và não, khiến bệnh nhân nhiễm bệnh lao có thể tử vong nếu không được điều trị đúng cách.
Là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp, thống kê của WHO cho biết lao là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh lao, không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng căn bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến những người trưởng thành trong những năm làm việc hiệu quả nhất của cuộc đời.
May mắn thay, bệnh lao là một bệnh có thể chữa khỏi và có thể phòng ngừa được bằng vaccine chủng ngừa Bacille Calmette-Guérin (BCG). Ở nhiều quốc gia, trẻ em được chủng ngừa BCG để ngăn ngừa bệnh viêm màng não do lao. Đã có hơn 60 triệu người được cứu sống kể từ năm 2000 nhờ những nỗ lực toàn cầu nhằm chấm dứt bệnh lao.
Tuy nhiên, The ASEAN Post trích dẫn báo cáo của các phương tiện truyền thông nói rằng, việc chủng ngừa BCG sẽ không ngăn được một người bị nhiễm lao khi trưởng thành.
WHO cho biết trong năm 2018, 2/3 tổng số ca bệnh lao trên toàn cầu tập trung chỉ ở 8 quốc gia, trong đó Ấn Độ dẫn đầu về số lượng, tiếp theo là Trung Quốc, sau đó là các nước thành viên ASEAN gồm Indonesia và Philippines, cùng với Pakistan, Nigeria, Bangladesh và Nam Phi.
Tình hình ở Đông Nam Á
Đông Nam Á là nơi sinh sống của 26% dân số thế giới nhưng chiếm đến 44% tổng số ca mắc bệnh lao. Ước tính, mỗi năm ASEAN có hơn 4 triệu người mắc bệnh lao, làm khoảng 650.000 người tử vong.
Dựa trên báo cáo của các phương tiện truyền thông, khu vực này đã tăng gấp đôi đầu tư vào các chương trình phòng chống lao để tăng cường phát hiện các ca bệnh, khai thác các công nghệ mới để chẩn đoán và điều trị, cùng với các nỗ lực khác. Tuy nhiên, cần có nhiều chiến lược hơn nữa để giúp loại bỏ căn bệnh này.
Theo báo cáo vào năm 2019, khối này đã có bước đi mới trong cuộc chiến nhằm chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Kế hoạch hành động mới của khu vực để chống lại bệnh lao, được thông qua năm 2019 ở New Delhi, Ấn Độ có thể giúp giảm từ 12% - 15% số ca bệnh mỗi năm, tương đương với việc giảm khoảng 270.000 ca nhiễm lao/năm.
Song song đó, nhiều nỗ lực và chiến lược trong khu vực cũng được tiến hành để chấm dứt căn bệnh này. Ví dụ, Indonesia - quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh lao cao thứ 3 trên thế giới - đã hợp tác đào tạo về bệnh lao với các cơ sở của Australia vào năm 2018 nhằm tăng cường năng lực địa phương, đáp ứng các mục tiêu Chiến lược chấm dứt bệnh lao của WHO.
Chiến lược chấm dứt bệnh lao của WHO nhằm mục đích giảm 95% số ca tử vong do bệnh lao và giảm 90% số ca mắc mới từ năm 2015 đến năm 2035, đồng thời đảm bảo không gia đình nào phải chịu gánh nặng chi phí kinh hoàng do bệnh lao.
TỐ QUYÊN (Lược dịch từ The ASEAN Post)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- Bão Doksuri khả năng mạnh lên thành siêu bão đi vào Biển Đông
- Bổ sung danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần
- Huế cần làm gì để xứng tầm thành phố trực thuộc Trung ương
- Luật Đầu tư công sửa đổi đẩy mạnh phân cấp, phân quyền
- Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
- Miss Grand 2022 sang Việt Nam cùng bà Teresa
- HĐND TP.HCM họp kỳ chuyên đề, trình cơ chế hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
- Hoa hậu Hoàn vũ Thái Lan cho phép phụ nữ đã ly hôn tham dự
- Nổ lớn tại hầm chung cư ở Bình Dương, nguyên nhân từ bóng đèn
- Engfa Waraha bị 'chặt đẹp' bởi dàn thí sinh Miss Grand Thailand 2023
- Đương kim Miss Grand International đáp cánh tại Việt Nam
- Miss Earth Phương Khánh lên tiếng về bộ ảnh cưới
- Từ 15/8, người bán xe không nộp lại giấy đăng ký và biển số sẽ bị phạt
- Sash Việt tại Miss Earth: Hòa quang chớp nhoáng
- Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường
- Thí sinh mạnh nhất Hoa hậu Chuyển giới VN xin lỗi Hương Giang
- Bổ nhiệm Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Quảng Bình
- Nhan sắc kém xinh của đại diện Trung Quốc tại Miss World 2023
- Đất đá sạt lở chắn ngang quốc lộ ở Quảng Bình
- Lộ diện Miss Grand Ghana 2023