“Chúng ta vẫn chỉ là giao phó thôi,ủtịchQuốchộinêutìnhtrạnggiaophótrongxâydựngluậkeonhacai ty le tức là giao nhiệm vụ cho cấp phó trong chỉ đạo công tác xây dựng thể chế”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói trong phát biểu bế mạc Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV, chiều 6/9. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, trong nửa đầu nhiệm kỳ, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đã ban hành 1.010 văn bản, gồm 23 luật, 101 nghị quyết của Quốc hội, 4 pháp lệnh và 882 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các dự ánluật, pháp lệnh, nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật được ban hành đã bám sát Kết luận 19 của Bộ Chính trị và Kế hoạch 81 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chương trình xây dựng pháp luật toàn khóa. Đồng thời, rất linh hoạt, sáng tạo, phản ứng nhanh nhạy trước yêu cầu thực hiện nhiệm vụ kép, vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội, đáp ứng từng bước xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, ổn định, khả thi, kiến tạo phát triển nhanh, bền vững đất nước và hội nhập quốc tế; đồng thời, đã thử nghiệm ban hành nhiều nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù của các địa phương, lĩnh vực. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã chủ động, quyết liệt, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để triển khai thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, ông Huệ đánh giá. Tuy nhiên, theo Chủ tịch Quốc hội, công tác tổ chức triển khai một số luật, nghị quyết còn chậm. Theo giám sát của các cơ quan Quốc hội, một số luật được ban hành từ năm 2022 nhưng đến nay các bộ liên quan vẫn chưa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện. Đặc biệt, trong số các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ năm, có 6 luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 và 01/7/2024, nhưng vẫn chưa có kế hoạch triển khai, trong khi đây là nội dung rất quan trọng, cần thiết để dự kiến các công việc phải làm, nguồn lực thực hiện và phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện, bảo đảm việc thi hành kịp thời, có hiệu quả luật, nghị quyết ngay từ thời điểm có hiệu lực, ông Huệ nhấn mạnh. Hạn chế tiếp theo được ông Huệ nêu là tình trạng nợ đọng, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết chưa được khắc phục. Tính đến ngày 23/8/2023, vẫn còn 11/50 văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ đến hết Kỳ họp thứ 4 chưa được ban hành (chiếm 22%). Một số văn bản đã chậm từ 8 tháng đến 1 năm rưỡi so với thời điểm luật, nghị quyết có hiệu lực. Trong số 39 văn bản quy định chi tiết đã ban hành thì cũng chỉ có 9 văn bản (23%) được ban hành đúng thời hạn. Luật Thi đua, khen thưởng và Luật Khám bệnh, chữa bệnh sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/01/2024, theo kế hoạch phải ban hành 39 văn bản quy định chi tiết nhưng đến nay cũng chưa có văn bản nào được ban hành. “Các bộ cũng có báo cáo là tới ngày 15/9 sẽ có, nhưng tôi e là quỹ thời gian rất hạn hẹp. Luật Khám chữa bệnh rất nhiều văn bản hướng dẫn khó”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý. Theo ông Vương Đình Huệ, thực trạng nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Trước hết là do người đứng đầu một số bộ, ngành, địa phương chưa phát huy đầy đủ trách nhiệm, chưa dành sự quan tâm thỏa đáng đến công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật trong lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi phụ trách, ông Huệ phát biểu. Tiếp đó, Chủ tịch Quốc hội nêu lại thông tin từ báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp tại phiên chất vấn ngày 15/8/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đó là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng thể chế, nhưng mới chỉ có 8/28 bộ, cơ quan thực hiện đúng yêu cầu này, 20/28 cơ quan vẫn do thứ trưởng phụ trách. “Chúng ta vẫn chỉ là giao phó thôi. Tức là nhiệm vụ giao cho cấp phó. Nói vui vậy thôi nhưng chỗ nào giao cấp trưởng phụ trách thì khác hẳn. Chứ có luật Quốc hội thảo luận tới lui, nhưng toàn chuyên viên viết cả”, Chủ tịch Quốc hội nêu thực tế. Vẫn còn tình trạng đùn đẩy, không dám làm, sợ sai, né tránh trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức. Chính phủ cũng chưa kịp thời xác định, xử lý nghiêm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc để xảy ra tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết, ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật...ông Huệ nêu tiếp nguyên nhân. Nêu rõ từ nay đến hết nhiệm kỳ, khối lượng công việc của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan đều rất lớn và còn có thể phát sinh nhiều vấn đề mới cần xử lý, ông Huệ đề cập các nhiệm vụ cần được ưu tiên để đẩy mạnh triển khai hiệu quả các luật, nghị quyết của Quốc hội. Tập trung hoàn thành việc ban hành, bảo đảm chất lượng 83 văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết quy phạm pháp luật của Quốc hội khóa XV, đặc biệt là các văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết đã có hiệu lực pháp luật; chậm nhất trong tháng 9/2023 phải hoàn thành xây dựng, ban hành 2 nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu. Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, 8 Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng thể chế gồm Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Giao thông - Vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Ngân hàngNhà nước Việt Nam. |