【rennes – reims】“Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh dịch Covid
“Tăng cường phòng,ăngcườngphngchốngHIVAIDStrongbốicảnhdịrennes – reims chống HIV/AIDS trong bối cảnh dịch Covid-19” là chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS từ ngày 10-11 đến ngày 10-12-2021, Báo Hậu Giang có cuộc phỏng vấn bác sĩ chuyên khoa II Võ Chí Đại (ảnh), Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Hậu Giang), giúp người dân, đặc biệt là người nhiễm HIV/AIDS hiểu rõ hơn về những chương trình, hành động liên quan đang được tỉnh triển khai thực hiện.
Thưa ông, trước hết ông đánh giá như thế nào về tình hình bệnh nhân HIV/AIDS mới ở tỉnh đầu năm đến nay ?
- Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 62 trường hợp nhiễm HIV (giảm 1 trường hợp so với cùng kỳ năm 2020), lũy tích toàn tỉnh là 1.882 trường hợp. Có 8 trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS, lũy tích 1.051 trường hợp. Tử vong 10 trường hợp, lũy tích 615 trường hợp. Các trường hợp nhiễm HIV đang quản lý đều được điều trị thuốc ARV thông qua bảo hiểm y tế.
Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, công tác phòng, chống HIV/AIDS hiện nay, thuận lợi là bệnh nhân được khám cấp phát thuốc ARV đầy đủ. Tuy nhiên, cái khó là trong giai đoạn thực hiện Chỉ thị 16 để phòng, chống dịch Covid-19, nhiều hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bị ảnh hưởng.
Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay, ngành y tế Hậu Giang đưa ra những mục tiêu cụ thể nào trong công tác này, thưa ông ?
- Mục tiêu cụ thể trong công tác này đó là: Tăng cường sự quan tâm của toàn xã hội đến công tác phòng, chống HIV/AIDS nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 để tiếp tục tiến tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, đảm bảo mọi người được tiếp cận các dịch vụ thiết yếu trong dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS một cách liên tục, đặc biệt là các dịch vụ điều trị cho người nhiễm HIV bằng thuốc ARV và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.
Xin ông cho biết cụ thể hơn về những chương trình hành động mà tỉnh sẽ thực hiện trong thời gian này cũng như giai đoạn kế tiếp ?
- Tiếp tục tham mưu ban hành văn bản hướng dẫn chỉ đạo. Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tăng cường triển khai các hoạt phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với điều kiện, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, địa phương và diễn biến của dịch Covid-19.
Đẩy mạnh triển khai các hoạt động truyền thông đại chúng và truyền thông qua mạng xã hội. Do dịch Covid-19 nên không thể tổ chức các sự kiện trực tiếp và đông người, Ban chỉ đạo 138 Phòng, chống AIDS và Phòng, chống tệ nạn ma túy mại dâm đề nghị các địa phương tăng cường các hoạt động truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng và trên nền tảng mạng xã hội để hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1-12).
Tư vấn và xét nghiệm HIV bao gồm xét nghiệm HIV tại cộng đồng, tự xét nghiệm HIV và xét nghiệm nhiễm mới HIV.
Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone: Lợi ích của điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, tuân thủ điều trị cũng như việc cấp thuốc Methadone nhiều ngày cho người bệnh mang về.
Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc kháng HIV (PrEP): Lợi ích cũng như sự cần thiết, cách tham gia cũng như tuân thủ điều trị.
Điều trị HIV bằng thuốc kháng vi-rút (ARV): Lợi ích của điều trị sớm bằng thuốc ARV và tuân thủ điều trị. Việt Nam đã là một trong ít nước có chất lượng điều trị cho người nhiễm HIV đứng hàng đầu thế giới thông qua việc kiểm soát được tải lượng vi-rút dưới ngưỡng phát hiện với tỷ lệ rất cao. Việt Nam cũng là số ít nước đã chuyển đổi thành công từ việc điều trị HIV chủ yếu bằng nguồn viện trợ sang nguồn bảo hiểm y tế, đảm bảo sự bền vững không chỉ cho chương trình và cả bệnh nhân tham gia điều trị.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, để việc phòng, chống HIV/AIDS đạt hiệu quả cao nhất thì công tác truyền thông được đẩy mạnh ra sao, thưa ông ?
- Giải pháp vượt qua các thách thức trong dịch Covid-19 để tiếp cận các dịch vụ dự phòng, điều trị HIV liên tục bao gồm các mô hình hay, các sáng kiến của hệ thống cung cấp dịch vụ, vai trò cộng đồng cũng như sự quan tâm của lãnh đạo trong bối cảnh dịch Covid-19, như triển khai các hướng dẫn để khách hàng có thể tiếp cận được dịch vụ điều trị Methadone, ARV một cách liên tục.
Về truyền thông, sẽ tập trung chủ yếu vào truyền thông đại chúng và truyền thông qua mạng xã hội, ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng trên đài phát thanh, đài truyền hình; dung lượng và vị trí đăng trên báo in, báo điện tử trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS; tăng cường truyền thông qua các chương trình giải trí trên truyền hình, các phóng sự, các chương trình quảng cáo, các chương trình tọa đàm, giao lưu với những người nổi tiếng về HIV/AIDS... Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, đăng tải tin, bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ngoài ra, tăng cường truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trên hệ thống mạng xã hội như fanpage, facebook, tik tok, zalo,... các báo điện tử và các trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị. Xây dựng các cụm pano, khẩu hiệu, treo băng rôn tại các địa điểm công cộng có đông người qua lại...
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) người nhiễm HIV khi mắc Covid-19 có nguy cơ bệnh chuyển nặng hoặc tử vong cao hơn 30% so với những người không bị nhiễm HIV. Tại Việt Nam, dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Do vậy, đòi hỏi phải có những giải pháp thích hợp trong tình hình mới, tiến tới mục tiêu chấm dứt AIDS vào năm 2030. |
Xin cảm ơn ông !
NHẬT MINH thực hiện
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/123c299059.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。