当前位置:首页 > La liga > 【nhận định bóng đá nhật hôm nay】Hậu quả môi trường lớn gấp nhiều lần hiệu quả đầu tư 正文

【nhận định bóng đá nhật hôm nay】Hậu quả môi trường lớn gấp nhiều lần hiệu quả đầu tư

来源:Empire777   作者:Cúp C1   时间:2025-01-10 21:59:01

onhiem

Những nhà máy đầu độc môi trường bằng khói bụi.

Tuy nhiên,ậuquảmôitrườnglớngấpnhiềulầnhiệuquảđầutưnhận định bóng đá nhật hôm nay thực tế đã cho thấy FDI cũng có những mặt trái, thậm chí tiềm ẩn những hệ lụy khó lường. Vì vậy, đã đến lúc Việt Nam cần chọn lọc trong thu hút FDI, đặc biệt không thu hút FDI bằng mọi giá, không đánh đổi dự án FDI với môi trường. Đây là chia sẻ của chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) với phóng viên TBTCVN.

* PV: Hiện tượng ô nhiễm môi trường từ các dự án FDI đã được cảnh báo từ lâu, nhưng dường như chỉ đến khi có sự cố ở Formosa, vấn đề này mới thực sự trở nên “nóng”. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

- Ông Lưu Bích Hồ:Kể từ khi đất nước đổi mới, mở cửa, trong 30 năm qua, để phục vụ cho việc phát triển kinh tế, Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách nhằm thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, trên thực tế, có những dự án không chỉ kém hiệu quả mà còn gây nên những hệ lụy không nhỏ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như tận thu, khai thác lãng phí tài nguyên thiên nhiên hay gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng… Điều này đã gây nên những bức xúc lớn trong dư luận xã hội.

Trước sự cố đặc biệt nghiêm trọng Formosa thì chúng ta đã chứng kiến nhiều vụ việc tương tự như việc Vedan xả thải ra sông Thị Vải (Đồng Nai), Tung Kuang xả thải ra môi trường ở Phú Thọ, Công ty Xi măng Chinfon (Hải Phòng) “đầu độc” môi trường bằng khói bụi… Những vụ việc điển hình trên khi phát hiện ra thì đã quá muộn, môi trường đã ô nhiễm nặng nề. Điều này gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho các địa phương trong việc thu hút và quản lý các dự án FDI về những nguy cơ gây thiệt hại kinh tế và ô nhiễm môi trường.

ho
Ông Lưu Bích Hồ

* PV: Theo ông, nguyên nhân của thực trạng này do đâu?

- Ông Lưu Bích Hồ:Sự cố đáng tiếc về môi trường từ Formosa khiến chúng ta giật mình vì đã có một thời gian dài chúng ta “trải thảm đỏ” để mời gọi các dự án đầu tư, “bùi tai” với những hứa hẹn và dành cho họ những ưu đãi, thậm chí vượt khung mà chưa soát xét kỹ những tác động tiêu cực do các dự án này mang lại. Nhiều địa phương đã thu hút dự án FDI một cách thiếu chọn lọc, nên nhiều dự án không có công nghệ hiện đại, tiêu tốn nguyên liệu, chưa đảm bảo được xử lý chất thải, ảnh hưởng đến môi trường…

Một khảo sát của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương công bố mới đây cho thấy, hiện nay có khoảng gần 70% doanh nghiệp (DN) FDI hoạt động ở Việt Nam là thuộc ngành sản xuất có giá trị gia tăng thấp, chỉ có khoảng chưa đến 10% DN tham gia vào sản xuất công nghệ hiện đại…

Cùng với việc dễ dãi trong chọn lọc dự án, khâu giám sát, kiểm tra của các cơ quan quản lý cũng còn lỏng lẻo, tạo kẽ hở để DN vi phạm. Đơn cử như việc cơ quan quản lý chỉ nhận những báo cáo đánh giá tác động môi trường của DN nhưng không kiểm tra trên thực tế (hoặc kiểm tra hời hợt); hay không thường xuyên giám sát việc phát thải của DN. Thực tế, có những DN đã xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nhưng lại không đưa vào vận hành hệ thống này trong quá trình hoạt động…

Bên cạnh đó, công cụ pháp lý hiện chưa đủ sức răn đe. Mức xử phạt còn quá nhẹ không tương xứng với những hành vi mà DN gây ra hay pháp luật mới chỉ quy định việc xử phạt đối với hành vi phát thải mà chưa có chế tài xử lý người cấp phép cho dự án FDI gây ô nhiễm môi trường…

* PV: Từ chuyện Formosa, theo ông có nên đặt lại vấn đề phân cấp trong cấp phép các dự án FDI?

- Ông Lưu Bích Hồ:Hiện nay, việc phân cấp và quản lý dự án FDI được phân cấp mạnh mẽ cho các địa phương. Phân cấp mục đích là nhằm tạo sự chủ động cho các địa phương trong thu hút đầu tư và tạo điều kiện thông thoáng, nhanh hơn để vốn FDI chảy vào được tốt hơn. Tuy nhiên, việc phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương, khiến các tỉnh, thành phố đua nhau xúc tiến đầu tư, “chạy” dự án FDI… dẫn đến tình trạng bất chấp quy tắc, lôi kéo dự án FDI về địa phương mình bằng mọi giá.

Vì vậy, đã đến lúc cần xem lại việc phân cấp. Xem lại ở đây không phải là rút lại toàn bộ quyền của các địa phương trong cấp phép mà phải làm sao tăng cường vai trò, trách nhiệm quản lý của các bộ, ngành hơn. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan trung ương và địa phương trong việc cấp phép và quản lý các dự án FDI.

* PV: Vậy vấn đề đặt ra với Việt Nam liên quan đến thu hút và quản lý dự án FDI thời gian tới là gì, thưa ông?

- Ông Lưu Bích Hồ:Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của nguồn vốn FDI trong phát triển kinh tế, song Việt Nam đã đến thời kỳ thu hút FDI có chọn lọc. Theo đó, chúng ta phải lựa chọn những phân ngành, dự án đầu tư vào Việt Nam thiên về chất, có hàm lượng công nghệ cao để giảm thiểu sự rủi ro về môi trường.

Những dự án có ảnh hưởng môi trường và các yếu tố bất lợi khác phải hết sức cân nhắc trong việc lựa chọn và yếu tố này phải được đặt lên hàng đầu. Cương quyết không đánh đổi đầu tư bằng mọi giá để tài nguyên thiên nhiên, môi trường bị tàn phá nặng nề. Đồng thời, việc quản lý, giám sát các dự án cần được siết chặt hơn theo đúng quy trình, tiêu chuẩn môi trường đặt ra.

Bên cạnh đó, cần phải đưa ra được những giải pháp mạnh, chế tài nghiêm khắc trong việc xử lý vi phạm. Mặt khác, cần rà soát lại cơ chế theo hướng người tham gia quyết định phê duyệt dự án phải chịu trách nhiệm mới sàng lọc được chất lượng dự án…

* PV: Xin cảm ơn ông!

Thiện Trần

标签:

责任编辑:World Cup