【bảng xếp hạng bóng đá anh mới nhất】Tin kinh tế tài chính mới nhất hôm nay ngày 24/1/2015
时间:2025-01-10 20:41:44 出处:Nhận Định Bóng Đá阅读(143)
Tin kinh tế tài chính mới nhất hôm nay ngày 24/1/2015 trong nước
Giá vàng sụt giảm phiên cuối tuần
Theếtàichínhmớinhấthômnayngàbảng xếp hạng bóng đá anh mới nhấto Tin tức kinh tế tài chính mới nhất hôm nay trên Vnexpress, mỗi lượng vàng miếng SJC sáng nay giảm 60.000 đồng so với đầu ngày hôm qua, nhưng vẫn khép lại một tuần giao dịch với mức tăng 90.000 đồng. Mở cửa ngày 24/1, Tập đoàn DOJI báo giá vàng miếng SJC 35,61-35,65 triệu đồng, tăng 60.000 đồng cả bán lẫn mua. Biên độ mua bán dao động 40.000 đồng. Cùng lúc, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - PNJ niêm yết tương tự.
Nếu so với mức giá hôm thứ Hai đầu tuần, mỗi lượng vàng miếng hiện nay đắt hơn 90.000 đồng do những phiên tăng mạnh trước đó. Mức giảm của vàng miếng sáng nay vẫn khá khiêm tốn so với giá thế giới. Kim loại quý quốc tế khép lại phiên giao dịch cuối tuần mất 8 USD mỗi ounce (hơn 200.000 đồng), xuống 1.294 USD, nhưng tính tổng cộng cả tuần, thị trường đã tăng 1,5%.
Tin kinh tế tài chính mới nhất hôm nay cho thấy giá vàng sụt giảm phiên cuối tuần
Quy ra tiền Việt, mỗi lượng vàng quốc tế hiện tương đương 33,39 triệu đồng, chỉ còn rẻ hơn giá trong nước 2,2 triệu đồng. Mức vênh này đã thu hẹp cả triệu đồng so với tuần trước. Mặc dù giá vàng đã có sóng nhưng các nhà đầu tư lớn đến nay vẫn chưa mặn mà tham gia thị trường. Theo PNJ, hiện chủ yếu là khách lẻ giao dịch vàng miếng nên số lượng vẫn không đáng kể.
Trên thị trường ngoại tệ, giá USD của các ngân hàng khá ổn định. Theo đó, Vietcombank hiện niêm yết đôla Mỹ quanh 21.330-21.380 đồng. Giá bán của Eximbank thấp hơn Vietcombank 10 đồng, còn mua vào 21.320 đồng. Các ngân hàng khác có giá tương tự.
Giá dầu có thể thúc đẩy tăng trưởng thêm 15-20%
Theo Lao Động Thủ Đô, Ngân hàng Thế giới cho rằng sự trượt giá của dầu thô có thể giúp GDP toàn cầu tăng mạnh trong năm nay, dù một số nước vẫn phải chịu ảnh hưởng tiêu cực. Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos (Thụy Sĩ), Chủ tịch World Bank - Jim Yong Kim khẳng định diễn biến giá dầu đang ảnh hưởng đến các nước theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Sau 4 năm ổn định ở mức 105 USD mỗi thùng, giá dầu đã bắt đầu trượt dốc từ tháng 6/2014. Hiện dầu thô chỉ còn gần 50 USD một thùng. Ông Kim cho rằng trong lịch sử cứ mỗi khi giá dầu giảm 30%, như dự báo cho năm 2015, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ cộng thêm 0,5%.
WB đã đưa ra dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 2,6 % trong năm 2014, 3% vào năm 2015 và 3,3% trong năm 2016. Động lực chính là sự sụt giảm của giá dầu, hồi phục của nền kinh tế Mỹ, tình hình đang được cải thiện ở khu vực đồng tiền chung châu Âu và nhu cầu nội địa tại các nước đang phát triển dần nhích lên. "Dự báo của chúng tôi khoảng 3%, nhưng nếu giá dầu vẫn tiếp tục giảm tốc độ này có thể tăng thêm 15-20% của con số đó nữa. Giá dầu thấp sẽ chuyển thu nhập từ các nước xuất khẩu sang các nước nhập khẩu dầu thô. Chúng tôi thực sự lo lắng cho Venezuela và các nước như Cuba, Hati, Honduras... những nước đang phải cung cấp dầu với giá rất rẻ", ông cho biết.
Giá dầu có thể thúc đẩy tăng trưởng thêm 15-20%
Nhắc đến Nigeria - trung tâm xuất khẩu dầu thô của châu Phi, ông Kim cho rằng họ cũng là bên chịu thiệt hại nặng. "Chúng tôi đã đề nghị với họ về việc có thể giúp đỡ bằng những chương trình hỗ trợ xã hội", ông cho biết. Ấn Độ cũng được coi là bên hưởng lợi từ giá dầu giảm. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của nước này được dự báo ở mức trung bình là 7%. Ông Kim nói: "Liệu các nhà sản xuất dầu với chi phí cao sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Và các nhà sản xuất của Trung Đông như Iran, Syria sẽ quay trở lại cuộc chơi. Tôi nghĩ không ai có thể biết được điều này".
Trước đó, giá dầu đã lập tức tăng 2% sau tin Quốc vương Ảrập Xêút qua đời. "Tuy nhiên, tôi không biết Ảrập Xêút sẽ thực hiện thay đổi nào trong chính sách ngắn hạn về dầu thô", theo Fahad Nazer, cựu phân tích chính trị của Đại sứ Ảrập Xêút tại thành phốWashington. Giá dầu WTI hiện là 46,74 USD một thùng. Còn dầu Brent là 49,21 USD một thùng, đều cao hơn hôm qua.
Sáp nhập ngân hàng: Thống đóc ngỏ ý 'nhờ vả' 'ông lớn' ngân hàng
Theo Người Đưa Tin, dự kiến trong năm nay, sẽ có đến 6 thương vụ sáp nhập giữa các NH thương mại, trong đó nhiều tên tuổi lớn cũng vào cuộc. Thống đốc NHNN khẳng định, chuyện sáp nhập ngân hàng nhỏ vào nhà băng lớn quốc doanh không phải là “ép buộc”.
Tin tức trên báo Người lao động, theo Ngân hàng (NH) Nhà nước, dự kiến trong năm nay, sẽ có đến 6 thương vụ sáp nhập giữa các NH thương mại, trong đó nhiều tên tuổi lớn cũng vào cuộc. Đây là một bước mạnh mẽ để tái cấu trúc ngành NH, sau thời kỳ các NH tự tìm kiếm đối tác sáp nhập.
Bên cạnh những thương vụ gần như đã chắc chắn - như: NH Phương Nam sáp nhập NH Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), NH Mê Kông (MDB) về với NH Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) - thì gần đây, giới tài chính liên tục truyền tai nhau việc nhiều NH nhỏ sẽ bị các “ông lớn” - gồm: NH Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và NH Công Thương Việt Nam (VietinBank) - thâu tóm với sự hỗ trợ của NH Nhà nước về cơ chế, chính sách.
Với BIDV và VietinBank, thông tin vẫn chưa thực sự rõ ràng nhưng nhiều người tin “chắc như bắp” rằng đối tác của BIDV chỉ có thể là NH Phát triển nhà đồng bằng sông Cửa Long (MHB); còn VietinBank có thể cùng lúc sáp nhập 2 NH TMCP nhỏ hơn là NH Đại Dương (Ocean Bank) và NH Xăng dầu Petrolimex (PGBank). Tuy nhiên, ông Lê Đức Thọ, Tổng Giám đốc VietinBank, nói với phóng viên Báo Người Lao Động rằng đến giờ, vẫn chưa có thông tin chính thức về các đối tác mà NH sẽ nhận sáp nhập.Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2015 của Vietcombank mới đây, Thống đốc NH Nhà nước cho biết quá trình tái cơ cấu NH đã đi qua giai đoạn 1, các NH đã hết thời hạn “tự nguyện” sáp nhập hoặc tái cấu trúc.
Dự kiến trong năm nay, sẽ có đến 6 thương vụ sáp nhập giữa các NH thương mại
Đến lúc này, các tổ chức tín dụng lớn phải tham gia và nhận sáp nhập NH nhỏ. Thậm chí, NH Nhà nước cũng sẽ trực tiếp xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém. Đây là việc bắt buộc phải làm để giúp lành mạnh, cải thiện hệ thống NH. Ngay cả các tổ chức tín dụng khỏe mạnh, tài chính tốt cũng được khuyến khích sáp nhập để lớn mạnh hơn. TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, nhận xét ngành NH có đặc thù là không thể chấp nhận những tổ chức tín dụng yếu kém vì có thể ảnh hướng đến lòng tin của dân chúng, người gửi tiền cũng như toàn hệ thống nên Chính phủ không thể chờ đợi quá lâu. Do đó, các NH yếu kém buộc phải sáp nhập NH lớn sau một thời gian “tự nguyện” là điều dễ hiểu.
“Việc gom NH nhỏ vào NH lớn là một xu thế rất tốt để củng cố lại thanh khoản của hệ thống một cách vững chắc và áp dụng các chuẩn mực an toàn mới về quản trị, kế toán tài chính… Đây là việc mà NH Nhà nước đã có kế hoạch từ trước, được thể hiện trong đề án trình Thủ tướng chứ không bất ngờ” - TS Nghĩa cho biết. TS Lê Xuân Nghĩa cũng cho rằng quá trình này sẽ diễn ra nhanh chóng. Bởi lẽ, trên thực tế, đây gần như là thương vụ các NH mạnh thôn tính các NH nhỏ nên không cần phải bàn bạc nhiều về phân chia quyền lực, thị phần... Thay vào đó, các cuộc sáp nhập sẽ mang tính chất như nối toa của NH yếu vào đoàn tàu của NH mạnh.
Nhìn vấn đề ở một khía cạnh khác, đại điện Công ty Chứng khoán Bảo Việt phân tích “đích ngắm” của NH Nhà nước trong việc sáp nhập NH năm nay là tập trung giải quyết dứt điểm vấn đề sở hữu chéo. Bởi lẽ, đây là yếu tố quan trọng để kiểm soát một NH cùng với thành viên HĐQT có “sân sau” trong hoạt động cấp tín dụng, góp vốn mua cổ phần.
Cái lợi lớn nhất khi sáp nhập là các ngân hàng lớn sẽ có thêm hàng trăm chi nhánh, phòng giao dịch mới chỉ sau một đêm
Thông tin trên báo Infonet, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nêu quan điểm về xu hướng sáp nhập ngân hàng lớn "ôm" nhà băng nhỏ tại hội nghị triển khai nhiệm vụ của VietinBank vừa qua. Ông nhấn mạnh, đây không phải là việc “ép buộc” các ngân hàng thương mại quốc doanh mà là Ngân hàng Nhà nước “nhờ”. “Những ngân hàng này tham gia vào quá trình tái cơ cấu này sẽ không bị thiệt thòi về mặt tài chính, vì đã là ngân hàng cổ phần rồi. Điều mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhờ, đó là sự tham gia của các ngân hàng quốc doanh lớn dưới góc độ con người, quản trị, uy tín của hệ thống để có thể vực dậy các nhà băng nhỏ”, ông nói.
Ngoài ra, nếu ngân hàng lớn “ôm” nhà băng nhỏ, “cái lợi” lớn nhất nếu theo quan điểm của Thống đốc Nguyễn Văn Bình là các ngân hàng lớn sẽ có thêm hàng trăm chi nhánh, phòng giao dịch mới “chỉ sau một đêm”.“Các ngân hàng lớn muốn phát triển thì tất yếu phải đẩy mạnh mảng dịch vụ bán lẻ để “ăn sâu bám rễ trong nền kinh tế”. Muốn vậy thì cần phải có một mạng lưới hệ thống rộng khắp. Chẳng còn cách nào khác là phải sáp nhập, đây cũng là quyền lợi của chính các ngân hàng lớn, là cách thức tốt để thực hiện mục tiêu trên” – người đứng đầu ngành ngân hàng phân tích.
Chốt lại, ông nhấn mạnh, thông qua việc sáp nhập này cái được lớn nhất mà các ngân hàng quốc doanh sáp nhập với ngân hàng là hệ thống ngân hàng sẽ có các ngân hàng quy mô lớn, tầm cỡ khu vực. Để đạt được quy mô này thì không thể nào phát triển tiệm cận như từ trước tới giờ vì sẽ mất hết thời cơ, mà chỉ thông qua chương trình tái cơ cấu này mới đạt nhanh được. Về chủ trương tăng trưởng tín dụng năm 2015, mục tiêu chung của NHNN là 15%, so với mục tiêu năm 2014 chỉ tiêu này tăng khoảng 1-3%. Đưa ra con số này lãnh đạo cơ quan điều hành đã rất cân nhắc dựa trên cân đối các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, an toàn hệ thống ngân hàng.
NHNN định hướng các ngân hàng phải chú trọng vào chất lượng tín dụng, chứ không phải chạy theo số lượng như trước” – ông Bình chia sẻ và bật mí, có thể hết 6 tháng đầu năm 2015, căn cứ vào tình hình NHNN có thể nới tín dụng tăng lên thêm khoảng 2% nữa, là 17%. Nếu giá dầu thô dưới 60 USD/thùng thì sản lượng khai thác dầu thô sẽ giảm khoảng 1,5 triệu tấn dầu và GDP sẽ giảm khoảng 0,2%. Lúc đó sẽ rất cần nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng “đổ” vào hoạt động sản xuất kinh doanh để cân bằng hoạt động kinh tế.Tin kinh tế tài chính hôm nay quốc tế.
Tin kinh tế tài chính mới nhất hôm nay ngày 24/1/2015 quốc tế
Gói 1.100 tỷ euro cứu kinh tế của ECB gây nghi ngại
Theo Thời Báo Tài Chính Việt Nam, cuối cùng thì chương trình mua trái phiếu của Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) nhằm hồi sinh nền kinh tế trì trệ ở khu vực đồng tiền chung cũng gây bất ngờ và thậm chí dấy lên nhiều nghi ngại.Dự báo trước đó được khảo sát bởi Bloomberg cho thấy gói nới lỏng định lượng của ECB khoảng 550 tỷ euro. Tuy nhiên, sau cuộc họp hôm thứ 5, Chủ tịch ECB Mario Draghi cho biết ECB sẽ bơm vào nền kinh tế lượng tiền khổng lồ lên tới 1.100 tỷ euro.
ECB sẽ bơm khoảng 60 tỷ euro mỗi tháng vào thị trường thông qua mua trái phiếu từ tháng 3/2015 đến tháng 9/2016
Theo đó, ECB sẽ bơm khoảng 60 tỷ euro/tháng (69 tỷ USD) vào thị trường thông qua mua trái phiếu từ tháng 3/2015 cho tới tháng 9/2016, với hi vọng cứu khu vực đồng tiền chung Châu Âu khỏi rơi vào suy thoái – khu vực đang đối mặt với lạm phát âm 0,2%, một con số quá thấp so với mục tiêu lạm phát 2% mà ECB đặt ra. Lạm phát thấp đang đe dọa xóa sạch bất kỳ cơ hội phục hồi kinh tế nào của khu vực này, đặc biệt là trong bối cảnh giá dầu đang giảm mạnh.Các nhà kinh tế nhấn mạnh rằng chủ tịch Draghi đã nói rằng chỉ 20% gói kích thích thuộc trách nhiệm của ECB. Điều này có nghĩa là bất kỳ tổn thất nào, nếu có xảy ra, sẽ thuộc phần lớn trách nhiệm của ngân hàng trung ương của các quốc gia thành viên.
Cũng chính điều này đã dấy lên nghi ngờ về sự thống nhất của khu vực đồng tiền chung Châu Âu và nguyên tắc của sự đoàn kết. Một cựu chuyên gia của ECB Athanasios Orphanides cho biết sẽ là phản tác dụng khi đẩy các rủi ro về chính sách tiền tệ về phía các ngân hàng trung ương thành viên, vì điều này không thúc đẩy một chính sách tiền tệ đơn nhất.
Một nguồn tin cho biết có 5 thành viên phản đối chương trình mua tài sản mở rộng này, bao gồm Thống đốc Ngân hàng Trung ương của Đức, Hà Lan, Áo và Estonia cùng một thành viên của ban điều hành. Guntram Wolff, Giám đốc của tổ chức nghiên cứu Bruegel cho biết, lượng tiền mà ECB dự định bơm vào nền kinh tế là rất ấn tượng. Tuy nhiên, ECB đã phát đi tín hiệu cho thấy chính sách tiền tệ này không phải là một chính sách đơn nhất – một tín hiệu không tốt đối với thị trường và đối với cả khu vực đồng tiền chung Châu Âu.
ECB đang nỗ lực kéo khu vực này ra khỏi suy thoái. Chỉ số giá tiêu dùng giảm trong tháng trước, làm dấy lên những lo ngại về một vòng xoáy giảm phát kiểu Nhật sẽ xảy ra. Tuy nhiên, có những nghi ngờ, không chỉ ở riêng Đức, về tác dụng của gói kích thích này. Chủ tịch Draghi cho biết, ECB có thể sẽ tạo nền tảng cho tăng trưởng, tuy nhiên, các quốc gia phải tiến hành cải cách để đảm bảo tính hiệu quả của chính sách tiền tệ. Hy Lạp và Cyprus, có thể tham gia vào chương trình của ECB, tuy nhiên, điều kiện sẽ khắc khe hơn vì 2 quốc gia này đang nhận được chương trình cứu trợ từ EU và IMF.
Phó thủ tướng Nga: Người Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn
Theo Dân Trí, Phó thủ tướng Nga Igor Shuvalov ngày 23/1 tuyên bố người Nga sẵn sàng hy sinh sự giàu có của mình để ủng hộ chính sách của Putin và tin tưởng rằng đất nước sẽ vượt qua mọi khó khănHãng thông tấn AP dẫn lời Phó thủ tướng Nga Igor Shuvalov phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thụy Sỹ) hôm qua 23/1: “Khi một người Nga cảm thấy chịu áp lực từ bên ngoài, anh ta sẽ không bao giờ từ bỏ nhà lãnh đạo của mình”.
Phó Thủ tướng Nga Igor Shuvalov tuyên bố người Nga sẽ vượt mọi khó khăn
“Không bao giờ. Chúng tôi sẽ vượt qua qua mọi khó khăn trong đất nước của mình, dù có phải ăn ít hơn, dùng ít điện hơn”, ông Shuvalov nhấn mạnh lại và khẳng định nỗ lực lật đổ Tổng thống Putin của phương Tây sẽ chỉ khiến toàn nước Nga đoàn kết hơn. Do giá năng lượng giảm mạnh và chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây do phản đối vai trò của Nga trong cuộc xung đột tại đông Ukraine, hiện nền kinh tế Nga đã rơi vào suy thoái. Nhiều người tự hỏi liệu cái giá mà người dân Nga đang phải trả cho việc sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3 năm ngoái có là quá đắt.
Tại Davos, cựu bộ trưởng tài chính Nga Alexei Kudrin - đồng minh lâu dài của Tổng thống Putin - hôm qua 23/1 nêu rõ quan điểm của Tổng thống Nga rằng chính sách đối ngoại của Mátxcơva đang đạt được các thành quả rất đáng so với những khó khăn mà nền kinh tế Nga đang phải đối mặt. Phó thủ tướng Shuvalov cũng lên tiếng bảo vệ chính sách đối ngoại của Nga, nhưng cảnh báo rằng Liên bang Nga sẽ “rơi vào khủng hoảng dài hơn” so với hồi năm 2008, khi quốc gia này suy thoái suốt 2 năm do cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Ông Shuvalov nói Nga sẽ tập trung vào việc dập tắt khủng hoảng kinh tế bằng cách tiến hành cải cách và chống đỡ cho hệ thống tài chính. “Tình hình đang xấu đi và kế hoạch chống khủng hoảng nên tập trung vào thích ứng với khủng hoảng”.Chỉ một tuần trước, tích trữ ngoại hối của Nga đã giảm 2% xuống còn 379 tỷ USD khi Ngân hàng trung ương bán tháo ngoại hối với nỗ lực cứu nguy cho đồng rúp. Hôm 21/1, Phó thủ tướng Shuvalov cho biết chính phủ đang lên kế hoạch chống khủng hoảng kinh tế với ngân sách trị giá 1,375 nghìn tỷ rúp (21 tỷ USD).
Trang Mạc
Tin kinh tế tài chính hôm nay ngày 17/1/2015
上一篇: Nhận định, soi kèo Lille OSC vs Nantes, 01h00 ngày 5/1: Bay vào Top 3
下一篇: Dự báo thời tiết 23/7: Miền Bắc nắng nóng trở lại, Trung và Nam Bộ mưa to
猜你喜欢
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’
- President takes leave of Israeli envoy, hails ties
- Vice NA Chairman begins visit to Japan
- Deputy PM welcomes former US Secretary of State
- Nhạc trực tuyến Apple Music cán mốc 20 triệu người dùng trả phí
- Exams to be held to select potential leaders, managers: pilot project
- VFF launches 13th Journalism Award
- Việt Nam, Russia hold strategic dialogue and political consultation
- Chuyên Gia AI