当前位置:首页 > Cúp C1

【kqbđ vn】Tìm hướng đi bền vững cho nông sản miền Tây

Thời gian qua,ướngđibềnvữngchonngsảnmiềkqbđ vn tình trạng nông sản hàng hóa “tới mùa, dội chợ, rớt giá” vẫn thường hay xảy ra khiến cho nhiều nông dân mất phương hướng sản xuất. Trong khi đó, không ít địa phương vẫn còn loay hoay chuyện “trồng - chặt” chạy theo phong trào, dẫn tới nhiều hệ lụy.

Phân loại bưởi da xanh ở Bến Tre phục vụ xuất khẩu. Ảnh: H.TÂN

Vòng luẩn quẩn…

Nhiều năm nay, bưởi da xanh là một trong những loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với mức thu nhập khoảng 500-600 triệu đồng/ha/năm, thậm chí có hộ trồng trúng đạt tới cả tỉ đồng/ha/năm; qua đó giúp nhiều gia đình vươn lên khá giả. Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL từng kỳ vọng bưởi da xanh sẽ tạo đột phá không chỉ ở thị trường tiêu thụ nội địa mà cả xuất khẩu, bởi yếu tố chất lượng của loại trái cây khá ngon, đồng thời bảo quản được thời gian dài; vì vậy việc mở rộng diện tích là xu thế tất yếu.

Từ thực tế đó, nông dân ĐBSCL đã không ngần ngại phá bỏ những cây trồng khác để chuyển sang bưởi da xanh; trong đó Bến Tre là tỉnh có diện tích vườn bưởi da xanh lớn nhất với khoảng 9.400ha. Ngoài ra, ở vùng Đông Nam bộ cũng liên tục mở rộng bưởi da xanh. Tuy nhiên, đầu năm 2020 đến nay, nông dân trồng bưởi da xanh đối mặt với những khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19 làm cho sức tiêu thụ trong nước giảm; trong khi xuất khẩu chậm, nhất là thị trường trọng điểm Trung Quốc đóng băng, khiến giá bưởi giảm mạnh từ 40.000-60.000 đồng/kg nay thương lái thu mua khoảng 15.000-20.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, tình trạng xâm nhập mặn vài năm trước đã làm một số vườn bưởi suy kiệt, giảm năng suất. Chị Đặng Thị Phương Ánh, ở xã Quới Sơn, huyện Châu Thành (Bến Tre), bộc bạch: “Hơn 2 năm nay giá bưởi da xanh không cao, trong khi sầu riêng, thanh long… tăng khá mạnh; do đó không ít hộ đã bỏ bưởi để chuyển sang trồng cây khác. Như gia đình tôi cũng đang chuyển 4,6 công bưởi da xanh bị thoái hóa sang trồng mít và dừa xiêm xanh với hy vọng có được lợi nhuận nhiều hơn”.

Cam sành một thời đã giúp nhà vườn ở Hậu Giang khá giả. Ảnh: H.THU

Ông Đào Văn Minh, Tổ phó Tổ hợp tác nông nghiệp bưởi da xanh Phú Thành, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, cho hay: “Gần đây có khá nhiều hộ đã bỏ bưởi da xanh để trồng mít, dừa và nhất là sầu riêng đang “sốt giá”. Đa phần là các vườn bưởi bị nước mặn xâm nhập làm cây suy kiệt, hoặc những vườn bưởi nhiều năm tuổi bị thoái hóa, năng suất giảm...”.

Ở Sóc Trăng, ông Đặng Văn Nám, Giám đốc HTX Bưởi Kế Thành, huyện Kế Sách, tiết lộ: “Hiện, một số hộ cũng đang chuyển bưởi da xanh qua cây trồng khác, bởi yếu tố giá cả và ảnh hưởng hạn, mặn”. Ông Đàm Văn Hưng, chủ cơ sở kinh doanh bưởi da xanh Hương Miền Tây (Bến Tre), lo lắng: “Do bà con các tỉnh ĐBSCL đang giảm diện tích bưởi da xanh khá nhiều nên hiện nay cơ sở chỉ thu mua được khoảng 10-20 tấn bưởi mỗi ngày; trong khi mấy năm trước là từ 70- 80 tấn/ngày…”.

Ở Vĩnh Long, một thời được mệnh danh là “vương quốc khoai lang tím Nhật” lớn nhất vùng ĐBSCL với khoảng 13.000-14.000ha, phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Thế nhưng, năm 2021 giá khoai lang rớt thê thảm còn 1.000-2.000 đồng/kg, kêu bán không ai mua, buộc phải “giải cứu” giúp nông dân. Ông Đoàn Văn Hữu, có thâm niên trên 20 năm trồng khoai lang ở xã Thành Trung, huyện Bình Tân, chua chát: “Năm 2020 và 2021, tình hình dịch Covid-19 căng thẳng nên thương lái Trung Quốc không qua đây mua hàng được; trong khi việc đưa khoai lang sang thị trường tỉ dân này bị ách tắc. Vì vậy, giá khoai lang tuột dốc không phanh, bởi đầu ra lâu nay phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Gia đình tôi thời điểm năm 2021 trồng 18 công khoai lang xuất khẩu, buộc phải bán đổ bán tháo, thua lỗ hơn 300 triệu đồng”.

Không riêng gì ông Hữu mà hầu hết nông dân xứ khoai lang đều trắng tay, sau khi tắc đầu ra ở thị trường Trung Quốc. Sau đợt thua lỗ thảm hại này thì hàng loạt hộ đã phá bỏ những cánh đồng khoai lang để chuyển sang trồng mít, sầu riêng, rau màu, lúa… Ông Lê Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Thành Trung, cho hay: “Chỉ 2 năm về trước ở xã có hơn 1.000ha khoai lang xuất khẩu, nhưng sau đợt thua lỗ thì không còn gì. Gần đây, khoai lang có giá trở lại 700.000-800.000 đồng/tạ (1 tạ bằng 60kg) và nông dân trong xã bắt đầu quay về với khoai lang được vài chục héc-ta…”.

Đưa chúng tôi ra thăm vùng chuyên canh mía nổi tiếng của địa phương, ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, nhìn nhận: “Tình trạng trồng - chặt thời gian qua cũng làm cho ngành chức năng đau đầu. Huyện chúng tôi có nghề trồng mía truyền thống, lúc cao điểm hơn 9.500ha thuộc dạng nhiều nhất ĐBSCL. Tuy nhiên, vài năm qua cây mía kém hiệu quả, cộng với sự liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp và thương lái thiếu chặt chẽ nên bà con chán nản, phá bỏ mía ào ạt; đến nay chỉ còn khoảng 3.200ha”.

Hơn 5 năm trước, cam sành cung không đủ cầu, có thời điểm lên tới 30.000 đồng/kg, nhiều nông dân ở thành phố Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang vươn lên khá giàu từ loại cây này. Dù có thời điểm, bệnh vàng lá gân xanh gây hại trên cây cam sành, nhưng vì lợi nhuận quá cao nhiều người không ngại đầu tư, trồng mới, trong khi nguồn gốc cây giống mua trôi nổi vì tin tưởng nhau là chính. Hậu quả là nhiều nông dân phải thua lỗ, thậm chí có người đành phải phá bỏ vườn cam để trồng loại cây mới, với hy vọng sẽ thu lợi nhuận cây sau cao hơn cây trước.

Như ông Nguyễn Văn Công, ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, có 3ha đất trồng cam sành, sầu riêng và chanh không hạt, trong đó diện tích trồng cam sành chiếm trên 60%. Tuy nhiên, số diện tích này ông đã trồng xen khoảng 300 gốc sầu riêng để lấy ngắn nuôi dài. Theo ông Công, bây giờ cũng không mặn mà gì cây cam, chủ yếu lấy ngắn nuôi dài. Từ tết đến nay nhà vườn đốn cam rất nhiều để chuyển qua cây trồng khác.

Tổ chức lại sản xuất theo thị trường

Cũng theo ông Trần Văn Tuấn, vụ vừa rồi nông dân Phụng Hiệp bán mía chục cho thương lái cung ứng các nơi làm nước mía, với giá 2.800-3.200 đồng/kg thu lãi rất đậm. Vì vậy, hiện tại một số nơi trong huyện rục rịch tăng diện tích mía; điều này là khá mạo hiểm. “Nông dân trồng mía chục dành làm nước giải khát, có lợi nhuận khá tốt; tuy nhiên mô hình này không bền vững nếu mở rộng diện tích, tăng sản lượng quá nhiều sẽ có nguy cơ cung vượt cầu và giá rớt trở lại, bởi hiện nay hoạt động của các nhà máy đường ở ĐBSCL đã thu hẹp”, ông Tuấn băn khoăn. Ông Tuấn tiết lộ thêm, quy hoạch về lâu dài của huyện giữ hơn 2.000ha mía cung ứng cho 1 nhà máy địa phương; nếu gặp trục trặc thì chuyển diện tích này sang bán cho thương lái làm nước giải khát, vì vậy không vội tăng thêm mía nhằm tránh rủi ro.

Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL cho biết, rà soát lại tình trạng sản xuất, nhất là hiện tượng phát triển theo phong trào như sầu riêng mới đây, nhằm có những định hướng canh tác phù hợp cho từng khu vực. Ngành nông nghiệp cũng chia sẻ với nông dân về quan điểm chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp hiện nay, chuyển từ tư duy số lượng sang chất lượng; chuyển từ sản lượng sang giá trị gia tăng là mục tiêu phấn đấu. Cần thấy rằng, không phải sản lượng càng nhiều thì đồng nghĩa thu nhập tăng thêm, mà ngược lại. Đặc biệt, trong quá trình sản xuất cần đẩy mạnh mô hình liên kết với doanh nghiệp từ đầu vào vật tư đến đầu ra sản phẩm, có như vậy mới bền vững được. Làm được điều này phải quy tụ nông dân vào hợp tác xã nhằm thuận lợi trong chuyển giao công nghệ, ứng dụng các mô hình canh tác tiên tiến, hiện đại, giảm giá thành; đồng thời dễ dàng trong hợp tác với doanh nghiệp. Từ đây, sẽ có các định hướng sản xuất phù hợp với từng thời điểm, từng thị trường tiêu thụ khác nhau…

Ông Đàm Văn Hưng, chủ cơ sở kinh doanh bưởi da xanh Hương Miền Tây (Bến Tre), khẳng định: “Chúng tôi đang là doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu bưởi da xanh lớn nhất cả nước, thậm chí ở khu vực Đông Nam Á. Do đó, để chủ động về chất lượng cũng như đơn hàng xuất khẩu, chúng tôi đã liên kết với nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác trồng bưởi da xanh ở ĐBSCL và Đông Nam bộ. Khi ký liên kết thì các hợp tác xã sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu của từng thị trường đưa ra; phía doanh nghiệp thu mua với giá sàn thấp nhất là 25.000 đồng/kg trở lên. Với cách làm liên kết này sẽ đảm bảo cho nông dân không bao giờ lỗ, dù bất kể thị trường có biến động ra sao”.

Ông Hưng cũng khuyến cáo bà con không nên phá vườn bưởi da xanh, bởi thực tế nhu cầu tiêu thụ bưởi da xanh ở trong nước và xuất khẩu còn dư địa rất lớn, mới đáp ứng khoảng 50% thôi. Ngoài ra, bưởi da xanh ăn tốt cho sức khỏe, ai cũng có thể dùng được nên không sợ ế. Vấn đề hiện nay là tổ chức lại sản xuất một cách bài bản, xây dựng các vùng chuyên canh quy mô lớn, có hợp tác xã, thực hiện mã số vùng trồng nhằm đáp ứng nhiều thị trường trên thế giới…

Tại Vĩnh Long, đại diện các hợp tác xã nông nghiệp chuyên về khoai lang ở huyện Bình Tân cho biết, bà con vui mừng khi dự kiến trong quý II/2023 sẽ xuất khẩu lô khoai lang chính ngạch đầu tiên sang thị trường Trung Quốc, đây là tín hiệu tích cực. Hiện tại cùng việc xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói… thì nông dân huyện Bình Tân đang trồng mới lại khoảng 400ha khoai lang xuất khẩu và diện tích sẽ tăng tới đây. Tuy nhiên, để tránh tình trạng “trồng - chặt” như thời gian qua thì việc mở rộng diện tích cần phù hợp với nhu cầu xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhanh chóng củng cố và phát triển các hợp tác xã đủ mạnh để đại diện cho nông dân liên kết với các doanh nghiệp từ sản xuất tới tiêu thụ, bởi thời gian qua các hợp tác xã hoạt động còn hạn chế, thiếu sáng tạo, quản trị kém…

Theo Bộ NN&PTNT, giải pháp cho câu chuyện được mùa mất giá là tổ chức lại sản xuất, chuẩn hóa ngành hàng, thông tin minh bạch thị trường xuất khẩu, nội địa. Về lâu dài, để tránh tình trạng cung vượt cầu, ngành chức năng khuyến cáo người dân không nên trồng quá nhiều, ồ ạt, tránh trồng rồi trồng chặt, dẫn đến khó khăn trong tiêu thụ khiến giá sụt giảm. Phải kiên định với loại cây ăn trái đã chọn, đừng chạy theo trào lưu dẫn đến thiếu tính bền vững. Điều quan trọng là cần sự vào cuộc, liên kết mạnh mẽ giữa 4 nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, Nhà nước, nhà khoa học).

 

H.TÂN - H.THU

分享到: