当前位置:首页 > Cúp C2

【keonhacai malaysia】Bệnh thoái hóa khớp ngày càng trẻ hóa

Phóng viên Thừa Thiên Huế Cuối tuần đã có cuộc phỏng vấn với Thầy thuốc Nhân dân,ệnhthoáihóakhớpngàycàngtrẻhókeonhacai malaysia GS.TS.Võ Tam, Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam, Chủ tịch Hội Thấp khớp học Thừa Thiên Huế, giảng viên cao cấp Bộ môn nội Trường đại học Y dược Huế, về căn bệnh này và nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ hóa bệnh thoái hóa khớp.

Thầy thuốc Nhân dân, GS.TS.Võ Tam

Gần đây người ta nói nhiều đến xu hướng thoái hóa khớp ngày càng trẻ hóa. Giáo sư có thể nói rõ hơn về điều này?

Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 15 - 30%  người sau 45 tuổi, 40% người sau 65 tuổi bị thoái hóa khớp gối.

Thoái hóa khớp thường xuất hiện ở người cao tuổi (60 tuổi trở lên), người bị béo phì hoặc phụ nữ. Đối với người lớn tuổi, thoái hóa khớp chủ yếu là thoái biến sụn khớp. Do vậy,  cũng thường gọi thoái hóa khớp là bệnh lý của người cao tuổi. Hiện nay, do một số lý do như tuổi thọ con người ngày càng cao, tỷ lệ người thừa cân, béo phì ngày càng tăng nên đây là 2 yếu tố nguy cơ đã được chứng minh dẫn đến tỷ lệ người mắc bệnh thoái hóa khớp cũng tăng lên.

Trước đây, phân loại người bị thoái hóa khớp làm 2 nhóm nhưng giờ thì phân ra 3 nhóm như sau: nhóm thoái hóa khớp nguyên phát từ 65 tuổi trở lên do quy luật tự nhiên của tuổi tác; nhóm thoái hóa khớp thứ phát - là thoái hóa khớp sau khi mắc các bệnh lý về khớp và thoái hóa khớp ở đây như là di chứng, xuất hiện ở độ tuổi dưới 45 tuổi; còn nhóm thoái hóa khớp trung niên từ 45-65 tuổi là thoái hóa khớp chuyển hóa, liên quan đến các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp ngày càng trẻ hóa là gì, thưa giáo sư?

Thoái hóa khớp trước 45 tuổi còn gọi là trẻ, không phải do độ tuổi mà thường là do bị chấn thương hoặc nghề nghiệp hoặc mắc các bệnh lý về khớp trước đây. Loại thoái hóa này thường gặp sau khi bị tai nạn giao thông, ngã té trong sinh hoạt hoặc tập thể dục bị ngã, chấn thương, sau khi lành thì để lại di chứng. Bên cạnh đó, do mắc các bệnh lý về khớp như gút, viêm khớp, nhiễm trùng, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp,… nếu không được chẩn đoán sớm và không được điều trị tích cực, hiệu quả cũng để lại di chứng thoái hóa khớp, dính khớp.

Một nguyên nhân nữa có thể gặp là do hoạt động nghề nghiệp, ví dụ người làm việc sử dụng cổ tay, bàn tay, ngón tay liên tục trong thời gian dài, người làm văn phòng ngồi lâu ở một chỗ ít hoạt động cột sống cổ, thắt lưng dẫn đến thoái hóa nghề nghiệp do ít vận động. Xu hướng chung là khi xã hội ngày càng phát triển và công nghiệp hóa thì tỷ lệ người trẻ bị thoái hóa khớp ngày càng nhiều.

Đối với nhóm thoái hóa khớp trung niên từ 45-65 tuổi thường bị thoái hóa khớp chuyển hóa do các nguyên nhân: thứ nhất là béo phì, vì khi bị béo phì sẽ tăng tải trọng lên cơ thể mà nơi nguy hại nhất là khớp gối; thứ hai là do một số bệnh rối loạn chuyển hoá như tăng mỡ máu, tăng đường máu, tăng huyết áp, tăng axit uric máu. Những người càng bị nhiều rối loạn chuyển hóa này thì nguy cơ bị bệnh thoái hóa khớp càng nhiều và mắc bệnh thoái hóa khớp càng nặng.

Như vậy, bệnh thoái hóa khớp ở mỗi nhóm tuổi khác nhau sẽ có những nguyên nhân khác nhau nên cần biết để có biện pháp điều trị và dự phòng.

Thầy thuốc Nhân dân, GS.TS.Võ Tam (thứ ba, từ trái sang) khám bệnh cho bệnh nhân

Giáo sư có thể cho biết một số triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp?

Người bị thoái hóa khớp thường xuất hiện các triệu chứng như: cứng khớp, triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy, bệnh nhân phải vận động một lúc mới trở lại bình thường. Xuất hiện các tiếng kêu rắc rắc, lục cục khi co duỗi các khớp kèm theo đó là tình trạng đau, nhức mỏi các khớp. Đi lại, vận động khó khăn,…

Lời khuyên của ông để phòng, tránh bị bệnh thoái hóa khớp?

Những người trung niên bị thoái hóa khớp chủ yếu do một số bệnh lý rối loạn chuyển hóa nên khi khống chế được những rối loạn chuyển hóa này sẽ giảm mắc và giảm nặng bệnh thoái hóa khớp. Khoa học đã nghiên cứu và chứng minh rằng, tăng chuyển hóa dẫn đến tăng độ nặng của thoái hóa khớp, trong đó đáng kể nhất là béo phì làm tăng trọng tải lên khớp gối. Do đó, cần có chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp để giảm cân đối với người bị thừa cân, béo phì.

Người cao tuổi cần biết những yếu tố thuận lợi dẫn đến bị bệnh để hạn chế, cần có hoạt động hợp lý để bớt gánh nặng lên khớp và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đối với người trẻ tuổi cần lưu ý đến điều trị kịp thời, hiệu quả các bệnh lý khớp mắc phải, hoạt động nghề nghiệp, thể dục hợp lý.

Mọi người cần lưu ý, khi có những biểu hiện của bệnh lý thoái hóa khớp như đã nêu ở trên, cần đi khám ngay, nhất là khám ở chuyên khoa cơ xương khớp để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xin cảm ơn giáo sư!

Thống kê trên thế giới cho thấy, bệnh thoái hóa khớp là bệnh có tỷ lệ mắc cao hàng đầu trong các bệnh lý của con người. Tỷ lệ người bị thoái hóa khớp hiện chiếm 10% dân số thế giới và 40% người trên 65 tuổi bị thoái hóa khớp. Do tuổi thọ con người ngày càng tăng, dự báo đến năm 2030, tỷ lệ người bị thoái hóa khớp sẽ tăng đến 22% dân số thế giới.

NGỌC HÀ (Thực hiện)

分享到: