【san marino bóng đá】Quản lý hàng hóa chuyên ngành: Sẽ có đột phá

 人参与 | 时间:2025-01-12 23:25:17

quan ly hang hoa chuyen nganh se co dot pha

Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai kiểm tra hàng hóa NK . Ảnh: HỮU LINH

Nỗ lực không ngừng

Tại cuộc tọa đàm trực tuyến “Đột phá thủ tục quản lý chuyên ngành với hải quan” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng ngày 2-4,ảnlýhànghóachuyênngànhSẽcóđộtphásan marino bóng đá bà Lê Như Quỳnh, Phó Trưởng ban Ban chỉ đạo cải cách thủ tục hải quan, Tổng cục Hải quan cho biết: Sau khi Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia được ban hành, ngành Hải quan đã đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan hàng hóa cho DN… Cùng với đó, ngành Hải quan cũng luôn chú trọng xây dựng đội ngũ con người để các vấn đề cơ chế, chính sách được triển khai nhuần nhuyễn, trơn tru trong thực tế, hạn chế tối đa tiêu cực trong toàn ngành.

Liên quan tới công tác quản lý hàng hóa chuyên ngành, ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (Bộ Khoa học và Công nghệ) khẳng định, thời gian qua Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng đầy đủ và kịp thời các văn bản dưới Luật triển khai Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; ban hành các danh mục, xây dựng hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật… phục vụ việc kiểm tra chất lượng hàng hóa, tiếp cận với tinh thần quốc tế. Thậm chí, Bộ còn có một đổi mới mang tính đột phá so với trước đây. Đó là khi DN NK hàng hóa đem nộp hồ sơ, cơ quan chức năng kiểm tra thấy DN có đầy đủ giấy tờ, chứng nhận chất lượng hàng hóa của các đơn vị uy tín được Việt Nam chấp thuận là thông qua hồ sơ, không yêu cầu kiểm tra lại.

Mặc dù đại diện các bộ, ngành khẳng định đã cố gắng nhằm đơn giản hóa công tác quản lý hàng hóa chuyên ngành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DN, tuy nhiên ông Phạm Thanh Bình, chuyên gia tư vấn về hải quan, Dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện lại cho rằng vấn đề này còn tồn tại không ít bất cập. Điển hình là tình trạng trùng lặp trong quản lý. Có khi một mặt hàng chịu sự quản lý của nhiều quy định, quy chuẩn khác nhau, giấy phép chồng chéo. Bên cạnh đó, sự trùng lặp trong kiểm tra cũng khiến nhiều DN phải “đau đầu”. Ông Bình lý giải, qua trao đổi với nhiều DN cho thấy, có những mặt hàng DN NK nhiều năm, nhiều lần và sản phẩm kiểm tra đều đạt chất lượng, không xảy ra vi phạm gì nhưng mỗi lần NK lô hàng mới, DN vẫn bị kiểm tra tuần tự, đầy đủ các bước như cũ gây mất thời gian, tốn chi phí. “Hiện nay, trong quản lý hàng hóa chuyên ngành cũng chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ, ngành liên quan, nhất là phối hợp giữa các ngành khác với cơ quan Hải quan. Điều này cũng tạo thêm khó khăn cho DN”, ông Bình nhấn mạnh.

Tăng tính chủ động

Thừa nhận vẫn còn không ít các bất cập trong công tác quản lý hàng hóa chuyên ngành, đại điện các bộ, ngành tham dự buổi tọa đàm đều khẳng định sẽ tiếp tục phấn đấu, sớm tháo gỡ các vướng mắc, tồn tại trong thời gian tới.

Theo bà Lê Như Quỳnh, trong năm nay, ngành Hải quan sẽ đẩy mạnh triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, tiếp tục kết nối với các Bộ Y tế, NN&PTNT, Tài nguyên và Môi trường. Đáng chú ý là hiện nay, ngành Hải quan đang thực hiện Đề án nâng cao hiệu quản kiểm tra chuyên ngành. Cơ quan Hải quan đã lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan về vấn đề này và sẽ tiếp tục hoàn thiện để sớm trình Chính phủ thông qua, ban hành. Đề án tập trung hoàn thiện thể chế chính sách về kiểm tra chuyên ngành đảm bảo chuẩn mực quốc tế, đồng thời cũng đề cập tới vấn đề đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác xã hội hóa về kiểm tra chuyên ngành… “Tin tưởng rằng khi Đề án hoàn thiện, được ban hành sẽ có tác dụng tháo gỡ những tồn tại hiện có trong công tác quản lý hàng hóa chuyên ngành hiện nay”, bà Quỳnh nói.

Xung quanh các động thái sẽ triển khai nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hàng hóa chuyên ngành theo hướng ngày càng có lợi cho DN, ông Tuấn cho biết, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục yêu cầu cơ quan kiểm tra chất lượng thực hiện nhanh chóng, khâu nào rút gọn được thì sẵn sàng giảm bớt cho DN. Về vấn đề tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan, ông Tuấn đề nghị cơ quan Hải quan linh hoạt hơn trong việc tiếp nhận kết quả kiểm tra chất lượng từ phía đơn vị kiểm tra. Điển hình như việc cơ quan Hải quan đồng ý chấp nhận bản fax kết quả gửi đến chứ không nhất định phải yêu cầu DN nộp bản gốc như hiện tại.

Ngoài sự nỗ lực riêng của từng bộ, ngành, bà Đỗ Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục XNK (Bộ Công Thương) cho rằng, tăng cường sự phối hợp thực chất giữa các bộ, ngành là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy quản lý hàng hóa chuyên ngành hiệu quả hơn. Bà Hương đề nghị phía cơ quan Hải quan có phương án hỗ trợ để các bộ, ngành khác dễ dàng kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia, tiến tới sử dụng nguồn dữ liệu sẵn có từ phía cơ quan Hải quan, tránh gây phiền hà cho DN khi cùng loại thông tin, giấy tờ lại phải làm việc với nhiều đơn vị.

Đề cập tới vấn đề kết nối hệ thống mạng nội bộ của các bộ, ngành với hệ thống Cổng thông tin một cửa quốc gia, bà Quỳnh cho rằng điều này không hề khó khăn. Tuy nhiên, quan trọng là các bộ, ngành phải cần chủ động trong khâu xúc tiến, chuẩn bị, chỉ cần hệ thống công nghệ thông tin riêng của từng bộ, ngành bảo đảm chuẩn mực, tương thích là cơ quan Hải quan sẵn sàng chia sẻ dữ liệu, thông tin, hướng tới đạt mục đích cuối cùng là giảm phiền hà cho DN. Ngoài ra, theo bà Quỳnh, tính chủ động còn thể hiện ở chỗ mỗi bộ, ngành phải có trách nhiệm đồng hành với nhau, xây dựng kế hoạch hành động chung thống nhất, phân công rõ ràng từng đơn vị làm gì, thời gian, hiệu quả đến đâu…

顶: 74踩: 216