【bong.da so】Tập trung chính sách để phát triển công nghiệp ô tô
Theo Bộ Công Thương, trong khi mục tiêu đề ra đối với xe cá nhân dưới 9 chỗ ngồi đạt tỉ lệ nội địa hóa (NĐH) 40% vào năm 2005, nâng lên 60% vào năm 2010, nhưng hiện mới chỉ đạt khoảng 7-10%. Không chỉ vậy, đến nay mới chỉ có hai doanh nghiệp là Thaco đạt tỷ lệ nội địa hóa 15-18% và Toyota Việt Nam đạt 37% đối với riêng dòng xe Innova.
Đạt mục tiêu ở phân khúc xe tải, xe khách
Là người đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 15-11, ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội. Một trong số đó là phát triển công nghiệp ô tô trong bối cảnh hội nhập- khi Việt Nam sẽ giảm thuế nhập khẩu trong khu vực ASEAN xuống còn 0% vào năm 2018 trong lĩnh vực này, theo tiến trình hòa nhập khu vực và cam kết WTO.
Theo Bộ Công Thương, tính đến năm 2015, ngành sản xuất ô tô có trên 400 doanh nghiệp, tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng. Đa số doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 460.000 xe/năm, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 47%, doanh nghiệp trong nước khoảng 53%.
Giai đoạn 2001-2014, tốc độ tăng trưởng bình quân của sản xuất lắp ráp ô tô khoảng 17%/năm. Biến động của nền kinh tế và sự thay đổi của chính sách, đặc biệt các chính sách về thuế, phí là các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất cũng như tiêu thụ xe ô tô. Tổng số lượng xe tiêu thụ năm 2010 là 184.813 xe, năm 2011 là 181.545 xe, năm 2012 là 124.815 xe và năm 2013 là 153.199 xe, năm 2014 là 241.178 xe, năm 2015 là trên 350.000 xe.
Đánh giá về những kết quả đạt được, Bộ Công Thương cho rằng, đến nay thị trường đã có sự tham gia tích cực và rộng rãi của các DN thuộc các thành phần kinh tế, trong đó có một số công ty trong nước Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco), Công ty cổ phần Huyndai Thành Công… và các tập đoàn ô tô lớn trên thế giới (Toyota, Ford, Honda, Mitsubishi, ...). Tổng năng lực sản xuất- lắp ráp ô tô khoảng 460.000 xe/năm, gồm hầu hết các chủng loại xe con (công suất khoảng 200.000 xe/năm), xe tải và xe khách (công suất khoảng 215.000 xe/năm).
Không chỉ vậy, Việt Nam bước đầu đã hình thành nên một ngành công nghiệp hỗ trợ, cung cấp một số phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp ô tô đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước và giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 100.000 lao động trực tiếp; bước đầu tích luỹ được kinh nghiệm trong việc lắp ráp ô tô và sản xuất một số phụ tùng, linh kiện, tạo tiền đề quan trọng cho việc xây dựng và phát triển ngành sản xuất- chế tạo ô tô.
Các chủng loại xe tải, xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, đáp ứng về cơ bản thị trường nội địa (xe tải đến 7 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa trung bình 55%; xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng đáp ứng khoảng 90% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 45-55%). Một số loại sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Mỹ…
Ưu đãi các doanh nghiệp có dự án lớn
Tuy nhiên, ông Trần Tuấn Anh cũng thừa nhận rằng, ngành công nghiệp ô tô chưa đạt được mục tiêu đề ra, chưa tham gia vào chuỗi giá trị thế giới và chưa tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm ô tô trong nước. Theo đó, công nghiệp ô tô dù đã hình thành nhưng mới chỉ sản xuất được một số ít chủng loại phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, săm lốp, sản phẩm nhựa. Chỉ một số ít doanh nghiệp đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe.
Nguyên nhân theo ông Trần Tuấn Anh đã được làm rõ trong thời gian qua nhưng chủ yếu là do “dung lượng thị trường vốn đã nhỏ nhưng chúng ta không có chủ trương để ưu tiên các tập đoàn, đầu tư có kinh nghiệm, tiềm lực, công nghệ, sức lan tỏa để hình thành chuỗi sản xuất trong nước”. Bên cạnh đó, mục tiêu và ý nghĩa của chính sách phát triển công nghiệp ô tô đều đúng nhưng khi thực hiện chưa huy động được nguồn lực, chưa liên kết, hình thành công nghiệp hỗ trợ, nhà sản xuất vệ tinh để gắn kết các doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam.
Một vấn đề nữa được ông Trần Tuấn Anh đề cập là vấn đề chuyển giao công nghệ và tham gia của các doanh nghiệp ô tô lớn trên thế giới trong việc phát triển công nghệ, thị trường sản xuất ở Việt Nam cũng không đảm bảo và chưa có cơ chế chính sách để thực hiện được.
Dù còn tồn tại nhiều yếu kém và được dự báo sẽ gặp khó khăn khi thuế nhập khẩu ô tô về 0% vào năm 2018, song Bộ trưởng Bộ Công Thương vẫn nhìn thấy tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp này trong thời gian tới khi thu nhập bình quân trên đầu người 3.200-3.500 USD/ người (đến năm 2021) và quy mô dân số lên tới 100 triệu dân.
“Chúng ta sẽ thực hiện hoàn chỉnh lại chiến lược phát triển công nghiệp ô tô thực hiện từ nay đến 2018 và những năm tiếp theo với mong muốn tiếp tục phát triển công nghiệp ô tô và các ngành cơ khí nội địa đảm bảo có giá trị gia tăng trong lĩnh vực này”, ông Trần Tuấn Anh nói.
Về cơ chế, chính sách để phát triển công nghiệp ô tô trong thời gian tới, ông Trần Tuấn Anh cho hay, Bộ Công Thương sẽ ưu tiên bằng các chính sách, cơ chế phù hợp, ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia với các dự án lớn có quy mô có thể tạo ra hiệu quả, sức lan tỏa, tập trung phát triển xe con, xe tải, xe khách và phát triển công nghiệp hỗ trợ. Hiện những cơ chế, chính sách này đã có trong chiến lược phát triển công nghiệp ô tô, đã được cụ thể hóa trong các chính sách của các bộ, ngành trong đó có chính sách thuế, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, giao thông cũng như chính sách khuyến khích phát triển chuyển giao công nghệ.
“Đang có một số dự án lớn của các nhà sản xuất ô tô trong và ngoài nước đang được xây dựng để phê duyệt triển khai, trong đó gồm tập đoàn Thaco và một số dự án lớn của doanh nghiệp ô tô Nhật Bản”, vị Bộ trưởng này cho hay.
Định hướng giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Việt Nam phát triển công nghiệp ô tô trở thành ngành công nghiệp quan trọng để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa, góp phần phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước. Theo đó, về công nghiệp hỗ trợ, định hướng cho thời gian tới là tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp lớn nước ngoài trong việc sản xuất linh kiện và phụ tùng, trong đó tập trung vào các bộ phận quan trọng, hàm lượng công lượng công nghệ cao để phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước, thay thế nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu. Cụ thể tỷ lệ giá trị sản xuất chế tạo trong nước đối với sản xuất ô tô: Đến năm 2020, xe đến 9 chỗ đạt 30-40%, từ 10 chỗ trở lên đạt 35-45%, xe tải đạt 30-40%, xe chuyên dụng đạt 25-35%; đến năm 2025, xe đến 9 chỗ đạt 40-45%, từ 10 chỗ trở lên đạt 50-60%, xe tải đạt 45-55%, xe chuyên dụng đạt 40-45%; đến năm 2035, xe đến 9 chỗ đạt 55-60%, từ 10 chỗ trở lên đạt 75-80%, xe tải đạt 70-75%, xe chuyên dụng đạt 60-70%. |
相关推荐
-
Kỳ vọng thanh khoản chứng khoán sớm đảo chiều
-
Điện thoại iPhone vỡ tan tành vì tội mải chơi trong giờ học
-
Hệ lụy tệ hại từ thảm kịch máy bay Nga
-
Sập bẫy 'hoa hồng online', người phụ nữ mất hơn 1 tỷ đồng
-
Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
-
Mạo danh lãnh đạo Cục An ninh điều tra, Bộ Công an để đòi nợ thuê, chạy án
- 最近发表
-
- Cả nước mới đưa vào khai thác 13km đường sắt đô thị
- 3 khách bỏ quên tài sản ở sân bay Nội Bài, có túi chứa hàng trăm nghìn ngoại tệ
- Mẹ ép uống thuốc chữa hoang tưởng, con nói nhảm liên hồi
- Hành khách Trung Quốc bị đuổi khỏi máy bay vì khẩu chiến
- Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
- TP.HCM chi hơn 2,8 tỷ đồng lắp ‘mắt thần’ chống ùn tắc giao thông
- Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 27/10/2015
- Cẩn trọng với bong bóng bất động sản
- Thời tiết Hà Nội 19/9: Ngày nắng đan xen, chiều tối mưa rào
- Tin tức mới cập nhật ngày 26/10/2015: Chính thức khai trương đường bay Huế
- 随机阅读
-
- Công điện của Thủ tướng về việc tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7
- Người đàn ông Hàn Quốc lao vào cứu 2 người mắc kẹt trong xe Volvo ở cầu Phú Mỹ
- Máy bay Nga rơi: Không có hành khách sống sót, thân nhân chết lặng
- Tin tức mới nhất: Khởi tố em họ Hà Hồ gây tai nạn nghiêm trọng ở sân bay
- Tạm giữ nam thanh niên ở Quảng Trị nghi hiếp dâm bé gái 5 tuổi
- Máy bay Nga rơi ở Nam Sudan: Ít nhất 41 người chết, 2 người sống sót
- Nghệ An: Đã có phương án với hơn 1.000 cán bộ, công chức dôi dư
- Hai cụ bà ở Hà Nội bị kẻ giả danh công an lừa 5,5 tỷ đồng
- Sách Tết cháy hàng sau trong tuần đầu mở bán
- Ngộ độc tập thể do bún riêu ở Tiền Giang
- Bà Võ Thị Ánh Xuân tái đắc cử chức Bí thư Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2015
- Người đàn ông mắc kẹt trong căn nhà bị đất đá vùi lấp
- Nổ lớn tại hầm chung cư ở Bình Dương, nguyên nhân từ bóng đèn
- Trung Quốc điều tra cựu tổng biên tập báo đảng Tân Cương
- Tàu cá bị lốc xoáy đánh lật úp ở Phú Quý, 6 ngư dân rơi xuống biển
- Bờ kè 80 tỷ đồng vừa nghiệm thu đã sạt lở hàng chục mét do địa chất thay đổi
- Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
- Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 31/10/2015
- Giải cứu tỏi Lý Sơn: Có hay không tỏi nhái?
- Tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 25/10
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Cởi nút thắt, phát triển kinh tế miền Trung
- Quảng Trị có Nhà máy viên củi nén với công suất 120.000 tấn sản phẩm/năm
- Kiên định đổi mới, nỗ lực bứt phá
- Thu hút FDI vào hạ tầng: Khuyến khích hình thức PPP
- Phát huy tiềm năng để phát triển kinh tế thể thao
- Phát huy tiềm năng để phát triển kinh tế thể thao
- Doanh nghiệp lớn đổ vốn vào Thừa Thiên Huế
- Nhà thầu có thể được dự thầu một hoặc nhiều phần của gói thầu?
- Teakwondo: Bộ môn kết nối tình sinh viên Việt – Hàn
- Bình Định: Cấp chủ trương đầu tư dự án điện mặt trời hơn 1.600 tỷ đồng