Tập trung phát triển cụm công nghiệp Trong những năm qua,ậuGiangƯutiênpháttriểncụmcôngnghiệdự đoán bóng đá goal ngành công nghiệp Hậu Giang luôn khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những trụ cột, có vai trò là động lực trình phát triển kinh tế của tỉnh, với giá trị sản xuất có tốc độ tăng trưởng bình quân cao qua từng năm và chiếm cơ cấu lớn. GRDP tăng bình quân 17,27%/năm với giá trị sản xuất tăng từ 4.575 tỷ đồng năm 2015 lên 7.765 tỷ đồng năm 2020. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp.
Theo đó, phát triển công nghiệp nói chung và phát triển cụm công nghiệp nói riêng là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế tỉnh Hậu Giang. Thực tế thời gian qua cho thấy, với 7 cụm công nghiệp đang hoạt động, diện tích 486,55 ha đã thu hút được 51 dự án đầu tư, vốn đầu tư gần 19 ngàn tỷ đồng và 390 triệu USD, giải quyết việc làm cho gần 9.000 lao động; giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao hàng năm. Việc phát triển các cụm công nghiệp trong thời gian qua đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hạn chế tình trạng sản xuất phân tán không theo quy hoạch và tình trạng ô nhiễm môi trường, giải quyết vấn đề lao động, việc làm, đóng góp vào ngân sách và làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng công nghiệp hóa. Bên cạnh những mặt thuận lợi còn những khó khăn, hạn chế như: Các cụm công nghiệp chưa thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ cao, công nghệ sạch, sử dụng đất tiết kiệm, doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp còn ít...; giao thông kết nối một số cụm công nghiệp của Tỉnh chưa đồng bộ kịp thời, chưa thuận lợi cho lưu thông hàng hóa gắn kết với sản xuất… Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/11/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp đã xác định “Phát triển công nghiệp là một trong những khâu đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội”. Phát triển cụm công nghiệp là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh được thực hiện trong mối quan hệ hữu cơ với vùng, với cả nước, phù hợp với quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang. Trên cơ sở đó ngành Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 619/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về phê duyệt Phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; Kế hoạch số 213/KH-UBND ngày 22/12/2021 của UBND tỉnh Hậu Giang về triển khai Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/11/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo. Về Phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã được Bộ Công Thương thống nhất tại Công văn số 1112/BCT-CTĐP ngày 07/3/2023. Triển khai 4 nhiệm vụ hiện thực hoá mục tiêu Mục tiêu giai đoạn 2021 – 2025, tổng số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 10 cụm, với tổng diện tích đất là 548 ha; Phấn đấu thu hút đầu tư đạt tỷ lệ lấp đầy trên 80% diện tích; đóng góp vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng bình quân 12,95%/năm, đến năm 2025 quy mô đạt trên 4.000 tỷ đồng; cơ cấu lao động trong các cụm công nghiệp chiếm 16% trong tổng số lao động công nghiệp trên địa bàn tỉnh; giải quyết việc làm cho hơn 10.000 lao động. Giai đoạn từ 2026 - 2030, đưa tỷ lệ đóng góp vào tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%; tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đạt trên 70%; giải quyết việc làm cho hơn 15.000 lao động. Định hướng phát triển đến 2050: Giữ nguyên và nâng cao hiệu quả sử dụng đất; phát triển thêm 5 cụm công nghiệp, nâng tổng số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 15 cụm, với tổng số diện tích đất là 907,63 ha. Hình thành hệ thống các cụm công nghiệp có quy mô hợp lý nhằm phát huy tiềm năng theo từng địa bàn; định hướng phát triển các cụm công nghiệp chuyên ngành, liên kết ngành ở những nơi có điều kiện thuận lợi. Chú trọng phát triển chiều sâu, tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp. Tập trung thu hút các dự án có quy mô lớn, công nghệ cao, công nghệ sạch thân thiện môi trường, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, đóng góp nhiều vào ngân sách. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, tỉnh Hậu Giang cần tập trung triển khai các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư, phát triển hạ tầng cụm công nghiệp đến với Hậu Giang. Thu hút các doanh nghiệp tư nhân trong nước thực sự trở thành một động lực quan trọng cho phát triển cụm công nghiệp của Tỉnh. Thứ hai,bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển cụm công nghiệp với quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế khác để hình thành các cụm công nghiệp. Kết hợp hài hoà phát triển cụm công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu. Thứ ba,phát triển các cụm công nghiệp bám sát các trục giao thông đường thủy và đường bộ, gắn với lợi thế phát triển của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương, yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển công nghiệp hợp lý và gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh vững mạnh trong các giai đoạn phát triển. Thứ tư,tỉnh phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải trong việc chuẩn bị tốt các thủ tục đầu tư 2 tuyến cao tốc đi qua địa bàn tỉnh, đề xuất các điểm kết nối nhằm khai thác hiệu quả dự án đầu tư, phát triển các lĩnh vực tiềm năng lợi thế của tỉnh. Đồng thời nâng cấp, mở rộng các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn, trong đó tập trung triển khai đầu tư nâng cấp một số tuyến đường tỉnh đảm bảo kết nối hệ thống cao tốc, hệ thống quốc lộ. Tiếp tục phát triển giao thông đường thủy, góp phần phát triển vận tải đa phương thức; phát triển cụm cảng Hậu Giang theo quy hoạch để hỗ trợ và phát triển dịch vụ logistics. |