Quang cảnh buổi họp báo. Được biết,ánvốnVinamilklầnPhútcuốimớicôngbốgiákhởiđiểlịch thi đấu giải bóng đá italia thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính, SCIC đang triển khai bán 3,33% vốn điều lệ của Vinamilk do SCIC làm đại diện chủ sở hữu trong tháng 10 này. Xin cho biết tiến độ triển khai đến nay?
Ông Nguyễn Đức Chi - Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC: Để đảm bảo việc thực hiện bán phần vốn nhà nước tại Vinamilk một cách công khai, minh bạch, thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm, ngày 18/10/2017, theo kế hoạch đã được phê duyệt, SCIC sẽ phối hợp với Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), Vinamilk và Liên danh tư vấn tổ chức buổi giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phần của SCIC tại Vinamilk (roadshow). Trước đó, chúng tôi cũng đã tổ chức roadshow tại Singapore và Hồng Kông.
Tại buổi roadshow lần này ở TP.HCM, SCIC phối hợp với các đơn vị có liên quan giới thiệu thông tin về Vinamilk và đợt chào bán cổ phần; trao đổi các nội dung liên quan đến quy trình thực hiện và các quy định pháp luật Việt Nam.
Liên quan đến quy trình thực hiện bán vốn, trên cơ sở kinh nghiệm thực hiện bán vốn của SCIC tại Vinamilk vào năm 2016, SCIC đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư. Nội dung chi tiết sẽ được thông tin tại buổi roadshow và trong các tài liệu được công bố công khai theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Theo kế hoạch về lộ trình bán cổ phần, SCIC sẽ công bố thông tin về Quy chế bán cổ phần chậm nhất vào ngày 21/10/2017, công bố giá khởi điểm và nhận đăng ký và đặt cọc của nhà đầu tư từ ngày 1/11/2017. Buổi chào bán cạnh tranh dự kiến tổ chức tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) vào ngày 10/11/2017.
Như vừa chia sẻ, SCIC đã báo cáo cấp trên và phối hợp với các cơ quan liên quan để tháo gỡ vướng mắc. Xin cho biết cụ thể những vướng mắc đó là gì và đã được tháo gỡ như thế nào?
Ông Nguyễn Chí Thành - Phó Tổng Giám đốc SCIC: Những vướng mắc nảy sinh trong lần bán vốn trước được chúng tôi đưa ra giải quyết trong lần này tập trung vào 3 cụm vấn đề.
Thứ nhấtlà đặt cọc ký quỹ. Các nhà đầu tư tham gia rất mong muiosn được đặt cọc ký quỹ bằng đồng ngoại tệ để tránh rủi ro liên quan đến tỷ giá. Do đó, SCIC đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước và cơ quan này đã đồng ý để cho SCIC được phép nhận đặt cọc bằng ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài.
Cùng với đó, các nhà đầu tư nước ngoài không cư trú cũng được thực hiện thanh toán các giao dịch ký quỹ bằng ngoại tệ để tham gia đợt chào bán vốn nhà nước tại Vinamilk. Quy trình để nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các giao dịch ký quỹ đặt cọc bằng ngoại tệ và giao dịch mua cổ phần của Vinamilk tuân thủ theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Thứ hai,đối với vướng mắc của các nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến mã giao dịch chứng khoán, SCIC đã báo cáo Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, sau đó Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 13738/BTC-UBCK cho phép nhà đầu tư nước ngoài được tham gia chào bán cạnh tranh khi chưa hoàn tất thủ tục cấp mã số giao dịch, nói dễ hiểu là cho nhà đầu tư “nợ”. Tuy nhiên, thủ tục cấp mã số giao dịch này phải được hoàn tất theo đúng quy định trước thời điểm làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu chứng khoán.
Vấn đề thứ balà liên quan đến quy định chào mua công khai. Theo đó, trường hợp tham gia chào bán cạnh tranh, các tổ chức, cá nhân không phải thực hiện các quy định về chào mua công khai. Tuy nhiên, họ phải báo cáo về nhu cầu mua với ban tổ chức chào bán cạnh tranh và công bố thông tin trước 7 ngày về số lượng cổ phần dự kiến mua.
Quy định này sẽ không chỉ áp dụng tại đợt chào bán vốn ở Vinamilk lần này mà được áp dụng cả ở những lần bán vốn nhà nước do SCIC làm đại diện ở các DN khác mà sắp tới có Bình Minh, Tiền Phong, Dược,... Điều này sẽ là yếu tố thuận lợi để tăng tổng cầu và tạo nhiều cơ hội hơn cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia.
Roadshow tổ chức tại Singapore và Hồng Kông có thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư hay không?
Ông Nguyễn Chí Thành - Phó Tổng Giám đốc SCIC: Tại Singapore có 24 nhà đầu tư và tại Hồng Kông có 11 nhà đầu tư bày tỏ quan tâm đến lần chào bán này. Trong đó, phần lớn các nhà đầu tư đều quan tâm thông qua các cuộc họp riêng lẻ “one to one meeting” để có thể tìm hiểu sâu về Vinamilk.
Những nhà đầu tư có từng tham gia lần chào bán năm 2016 không hay là những nhà đầu tư mới?
Ông Nguyễn Chí Thành - Phó Tổng Giám đốc SCIC: Chủ yếu đều là những nhà đầu tư mới so với năm 2016. Đối tượng hầu hết là các quỹ đầu tư tài chính có quy mô lớn như J.P. Morgan Asset Management, Wellington Management, Allianz Global Investor,...
Cổ đông chiến lược của Vinamilk là Tập đoàn đồ uống Singapore Fraser & Neave (F&N) có tham gia mua cổ phần đợt này không?
Ông Nguyễn Hồng Hiển - thành viên Hội đồng quản trị Vinamilk: Cho đến nay, chúng tôi chưa nhận được thông tin gì về việc tham gia mua cổ phần đợt chào bán này của F&N.
Xin SCIC chia sẻ về giá khởi điểm của đợt chào bán?
Ông Nguyễn Chí Thành - Phó Tổng Giám đốc SCIC: Hiện nay SCIC và đơn vị tư vấn đang phối hợp cùng tính toán và sẽ báo cáo hội đồng thành viên nên tại thời điểm này chưa có thông tin cụ thể để công bố.
Ông Nguyễn Đức Chi - Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC: Đây là vấn đề được rút ra từ kinh nghiệm bán vốn tại Vinamilk năm 2016. Chúng ta sẽ chưa công bố giá khởi điểm ở thời điểm công bố thông tin và quy chế đấu giá vì chúng ta muốn công bố thông tin sớm, muốn quy chế sớm đưa ra để cho các nhà đầu tư nghiên cứu thực hiện, chuẩn bị các vấn đề kỹ thuật, các quyền, nghĩa vụ khi tham gia đợt chào bán.
Nội dung về giá khởi điểm sẽ lùi lại một chút để nghiên cứu thị trường, tính toán kỹ giá trị cổ phiếu theo các phương pháp định giá khác nhau sát hơn với thời điểm mở chào cạnh tranh. Giá khởi điểm được công bố khi đó sẽ mang tính thị trường hơn và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia đồng thời nâng cao hiệu quả của đợt chào bán. |