Tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn vùng đạt khá cao Hội thảo do Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức nằm trong chuỗi hội thảo, tọa đàm phục vụ tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW và Kết luận 13-KL/TW của Bộ Chính trị.
Vùng đồng bằng sông Hồng là một trong 6 vùng kinh tế - xã hội của cả nước; là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của cả nước; có vị trí rất thuận lợi, hội tụ nhiều lợi thế về phát triển kinh tế - xã hội; là trung tâm hàng đầu về khoa học công nghệ; là trung tâm đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực cho cả nước. Hạt nhân phát triển vùng đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng Thủ đô Hà Nội và vùng Duyên hải Bắc bộ. Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn vùng đạt khá cao, quy mô kinh tế đứng thứ 2 trong 6 vùng và ngày càng đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, nhiều địa phương trong vùng đã nỗ lực vươn lên và trở thành những điểm sáng của cả nước. Trong thời gian qua, tình hình doanh nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng đã có sự phát triển vượt bậc, từ số lượng 31.965 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2005 đã lên tới 253.425 doanh nghiệp năm 2020, đã tăng khoảng 7,93 lần sau 15 năm, cao hơn so với trung bình cả nước (7,18 lần). Theo nhiều chuyên gia đánh giá, đồng bằng sông Hồng là ᴠùng hội tụ nhiều lợi thế nhất, thuận lợi nhất trong ᴠiệᴄ thựᴄ hiện ba đột phá ᴄhiến lượᴄ ᴠề thể ᴄhế, kết ᴄấu hạ tầng ᴠà nguồn nhân lựᴄ. Cụ thể, hệ thống giao thông kết nối hiện đại, đồng bộ tốt nhất nướᴄ tạo động lựᴄ để thúᴄ đẩу liên kết phát triển ᴠà ᴄhuуển dịᴄh kinh tế ᴄủa ᴠùng. Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh tạo thành tam giáᴄ phát triển ᴠà là đầu mối kết nối ᴠùng ᴠới ᴄáᴄ ᴠùng kinh tế trong nướᴄ, khu ᴠựᴄ ᴠà thế giới. Bên cạnh đó, đây là nơi tập trung ᴄáᴄ ᴄơ ѕở ѕản хuất ᴄáᴄ ѕản phẩm điện tử ᴄông nghệ hiện đại ᴠới nhiều nhà máу ᴄủa ᴄáᴄ tập đoàn, ᴄông tу hàng đầu trong ᴠà ngoài nướᴄ như Samѕung, LG, Panaѕoniᴄ, Vinfaѕt... nên thuận lợi để phát triển ᴄáᴄ ngành ᴄông nghiệp ᴄông nghệ ᴄao, ᴄông nghiệp điện tử, tin họᴄ, phần mềm, ᴄông nghiệp phụ trợ ᴠà ngành dịᴄh ᴠụ như tài ᴄhính, ngân hàng, logiѕtiᴄѕ lớn nhất ᴄả nướᴄ. Đồng thời, vùng có nhiều thuận lợi trong ᴠiệᴄ thí điểm những ᴄơ ᴄhế, ᴄhính ѕáᴄh mới ᴄũng như đề хuất ᴠới Chính phủ, Quốᴄ hội. Vùng cũng luôn đi đầu trong triển khai ứng dụng ᴄông nghệ thông tin ᴠà giải quуết nhanh gọn thủ tụᴄ hành ᴄhính. Trong vùng đã hình thành mạng lưới các đô thị lớn, cực lớn, các đô thị trung bình, đô thị vừa và nhỏ trong mối liên kết với các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế, các trung tâm giáo dục đào tạo, y tế lớn cấp vùng... với hệ thống cảng biển, sân bay và các cửa khẩu quốc gia, quốc tế và khu vực nông thôn. Các đô thị lớn như Thủ đô Hà Nội, TP. Hải Phòng, TP. Hạ Long... được đầu tư, quy hoạch mở rộng, phát triển đảm nhận vai trò là các đô thị động lực quan trọng trong mối liên kết vùng. Trong vùng cũng đã hình thành nhiều đô thị mới, thành phố mới như Từ Sơn (Bắc Ninh), Chí Linh (Hải Dương), Duy Tiên (Hà Nam)... Cần phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng Sau gần 17 năm thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW và 11 năm thực hiện Kết luận 13-KL/TW của Bộ Chính trị, phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng nói chung và các địa phương nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, quốc phòng, an ninh và quan hệ quốc tế; vai trò là 1 trong 2 đầu tàu kinh tế của cả nước được phát huy. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, phát triển vùng đồng bằng sông Hồng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế; nhiều vấn đề mới phát sinh. Do vậy, để triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về việc tổng kết các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh các vùng kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương được giao chủ trì Đề án Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW, ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Kết luận số 13-KL/TW, ngày 28/10/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW, trên cơ sở đó tham mưu Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Để triển khai Đề án, Ban Kinh tế Trung ương đã phối hợp chặt chẽ với 20 ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương và thường trực tỉnh ủy, thành ủy của 11 địa phương trong vùng để thành lập Ban Chỉ đạo và ban hành Kế hoạch số 84-KH/BKTTW, ngày 20/5/2022 phục vụ nhiệm vụ tổng kết Nghị quyết. Việc tổ chức hội thảo Phát triển công nghiệp và đô thị vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm tạo diễn đàn để các cơ quan quản lý, các địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học trao đổi, thảo luận về thực trạng và định hướng phát triển công nghiệp và đô thị vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bên cạnh đó, thống nhất đánh giá về thực trạng: Những thành tựu đạt được; các khó khăn, tồn tại, vướng mắc trong phát triển công nghiệp và đô thị vùng đồng bằng sông Hồng; cơ hội và thách thức; định hướng và các giải pháp chủ yếu về phát triển công nghiệp và đô thị vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, qua hội thảo có thêm những luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW và Kết luận số 13-KL/TW của Bộ Chính trị, là cơ sở giúp Ban Chỉ đạo tổng kết, đánh giá lại kết quả phát triển của vùng thời gian qua, trên tinh thần kế thừa kết quả thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW, Kết luận số 13-KL/TW để củng cố, hoàn thiện các định hướng phát triển vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới, trong đó có những định hướng, nhiệm vụ giải pháp phát triển công nghiệp cũng như mạng lưới đô thị vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng vẫn chưa tạo được sự gắn kết, liên kết giữa các địa phương trong vùng, chưa phát huy được lợi thế, tiềm năng của vùng; dẫn đến chuyển dịch cơ cấu tổng thể các ngành kinh tế trong toàn vùng chưa có bước đột phá, phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu còn rộng, tri thức, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh còn chưa cao. Các chính sách kinh tế vĩ mô liên quan đến phát triển kinh tế vùng đều nằm trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, áp dụng chung như các ngành, vùng khác trên cả nước nên chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược quốc tế. Việc lập quy hoạch vùng dường như vẫn theo quan điểm địa giới hành chính của một tỉnh nên các định hướng phát triển ngành hay cơ sở hạ tầng chưa có sự thống nhất trên toàn vùng. Cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành trung ương và các địa phương trong việc xử lý vướng mắc trong việc xử lý một số vấn đề về đầu tư công chưa hiệu quả. Một số quy định pháp luật về đầu tư chưa đồng bộ, thống nhất, chưa khả thi, chậm sửa đổi bổ sung. Các hoạt động liên kết vẫn mang tính hình thức, trên giấy tờ, thiếu cơ sở đảm bảo tính tổ chức triển khai thực hiện. |