【baobongda.vn】Ngôn ngữ huýt sáo ở Hy Lạp
Hiện nay,ữhutsoởHyLạbaobongda.vn chỉ còn 6 người sử dụng một loại ngôn ngữ đặc biệt đã tồn tại 2.500 năm nay.
Những người cuối cùng sử dụng tiếng huýt sáo ở Antia. Nguồn: BBC
Ngôi làng nhỏ bé Antia nằm ở sườn núi Ochi, phía Đông Nam của đảo Evia, Hy Lạp, không có khách sạn hay nhà hàng trong vòng 40km. Từ thị trấn Karystos, đi theo con đường khúc khuỷu qua những khối đá khổng lồ huyền bí, âm thanh huýt sáo như tiếng chim hót vang lên giữa bốn bề vách đá. Đó là âm thanh mà cư dân ở làng Antia giao tiếp với nhau hàng nghìn năm nay. Âm thanh như tiếng chim hót này có thể giúp họ truyền thông tin khi ở rất xa, từ thung lũng này qua thung lũng khác, kể cả những cuộc nói chuyện dài và phức tạp.
Ngôn ngữ huýt sáo đặc biệt này có tên gọi Sfyria, một trong những ngôn ngữ hiếm và ít người sử dụng nhất trên thế giới. Không ai biết chính xác bằng cách nào và từ khi nào người dân trong làng bắt đầu sử dụng tiếng Sfyria (Sfyria bắt nguồn từ chữ sfyrizo, trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là tiếng huýt sáo). Người ngoài làng chỉ khám phá ra sự tồn tại của nó vào năm 1969, khi một máy bay gặp tai nạn ở dãy núi phía sau làng Antia. Đội tìm kiếm phi công bị nạn đã tình cờ nghe được âm thanh huýt sáo vọng ra từ hẻm núi. Theo Dimitra Hengen, một nhà ngôn ngữ học người Hy Lạp, Sfyria là một phiên bản huýt sáo của tiếng Hy Lạp, trong đó các chữ cái và âm tiết tương ứng với các âm điệu và tần số khác nhau. Bởi sóng âm tiếng huýt sáo khác với tiếng nói bình thường, có thể truyền xa đến 4km và xa hơn tiếng la hét đến 10 lần. Ngay trong thời hiện đại thì phương thức giao tiếp này vẫn hiệu quả ở một nơi xa xôi và địa hình hiểm trở như Antia.
Ông Panagiotis Tzanavaris, 69 tuổi, một trong những người ở làng Antia còn có thể huýt sáo cho biết, khi ông còn nhỏ bắt buộc phải học Sfyria. Những người chăn cừu và nông dân trong làng đã truyền lại ngôn ngữ đặc biệt này cho con cái họ bởi đó là ngôn ngữ để tồn tại ở vùng này. Nhưng vài thập kỷ qua, dân số của làng Antia giảm từ 250 xuống chỉ còn 37 người. Trong số đó, những người già, rụng răng cũng không thể tạo ra âm thanh huýt sáo rõ ràng. Nhiều người trẻ cũng rời làng quê đến các thành phố lớn sinh sống làm nguy cơ biến mất của ngôn ngữ cổ này ngày càng cao. Người ta có thể không còn nghe thấy tiếng huýt sáo như tiếng chim hót xuyên qua các thung lũng, kéo theo đó, đặc trưng văn hóa của một ngôi làng cũng biến mất. Đến nay chỉ còn 6 người có thể sử dụng ngôn ngữ này. Trong đó, người trẻ tuổi nhất là Panagiotis Boursouzis, 31 tuổi, đã mất 7 năm để học. Hiện anh sống ở thị trấn Karystos cách làng 40km.
Năm 2010, ông Tzanavaris đã nỗ lực thành lập một tổ chức văn hóa Antia và sẵn sàng dạy cho những người ngoài làng. Nhóm các nhà ngôn ngữ học từ đại học Harvard và Yale cũng đã đến ghi âm lại tiếng huýt sáo ở Antia để lưu lại cho các thế hệ sau. Ngoài Antia, trên thế giới hiện có 70 ngôn ngữ huýt sáo khác nhau, đa số đều ở những nơi miền núi xa xôi và hẻo lánh.
THIÊN NGỌC (theo BBC)
相关文章
Người Việt xếp hàng chờ mua iPhone 6S và 6S Plus tại Mỹ
Theo trang tin công nghệ CNET, có 6 người Việt Nam sinh sống gần San Francisco đã “cắm trại&rd2025-01-10Vietnam Airlines ‘treo đầu dê, bán thịt chó’ lừa khách hàng
Anh Hoàng Kim Truyền (Kim Nỗ, Đông Anh, Hà Nội) phản ánh tới Chất lượng V2025-01-10Lựa chọn ô tô đi trong thành phố cần quan tâm những tiêu chí gì?
Nhỏ gọn và linh hoạtKhu vực trong nội thành thường xảy ra tình trạng tắc nghẽn2025-01-10Nguy hiểm từ trà bao gói không rõ nguồn gốc, cần lưu ý gì khi lựa chọn?
Trong giai đoạn hiện nay, việc tiêu thụ sử dụng các sản phẩm từ trà được người d2025-01-10Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân.Chính p2025-01-10Chọn kem dưỡng ẩm cho làn da khô cần lưu ý tới những thành phần phù hợp để đảm bảo an toàn
Nguyên nhân khiến nhiều người bôi kem dưỡng ẩm bị châm chích, n&oacut2025-01-10
最新评论