游客发表

【kqbd sporting braga】Khẩu chiến điện than và thị trường có định hướng

发帖时间:2025-01-12 10:56:06

Những ngày qua,ẩuchiếnđiệnthanvàthịtrườngcóđịnhhướkqbd sporting braga tranh cãi giữa ngành điện và ngành than leo thang khi hai bên đổ lỗi cho nhau về nguy cơ thiếu điện ngay đầu năm sau. Đến mức trong kỳ họp thường kỳ Chính phủ vừa qua, Thủ tướng đã phải lên tiếng cảnh báo “một số đồng chí sẽ mất chức” nếu nguy cơ này trở thành sự thực.

Nguồn cơn của câu chuyện bắt đầu từ việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) than phiền về việc thiếu hụt nguyên liệu cho nhiệt điện – vốn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các nguồn phát điện ở nước ta – và đẩy quả bóng về phía bên cung cấp là Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Trong khi đó, TKV cho rằng vì nhiều nhà máy của EVN không chủ động ký hợp đồng dài hạn nên bên này không thể chủ động việc khai thác, đáp ứng nhu cầu. Năm nay, TKV đã tăng sản lượng lên 22% so với năm ngoái.

Sẽ khó để chỉ ra lỗi hoàn toàn thuộc về bên nào. Sản xuất điện ở nước ta phụ thuộc rất lớn vào thủy điện – chiếm khoảng 32% tổng lượng điện tạo ra. Khi lượng nước ở hồ chứa được đáp ứng đầy đủ, nhu cầu nhiệt điện bằng khí hay than sẽ giảm xuống. Nhưng trong điều kiện thời tiết không thuận lợi như năm nay, nhiệt điện sẽ phải gánh trọng trách chính. Tuy thế, nhiệt điện lại phụ thuộc nhiều vào nguồn cung than từ TKV và Tổng Công ty Than Đông Bắc, hai bên cung cấp độc quyền cho EVN. Vì không thể dự đoán diễn biến thời tiết từ đầu năm, số lượng thỏa thuận mua than thiếu hụt rất nhiều so với nhu cầu phát điện thực tế. Bởi vậy, EVN không sai khi cho rằng thiếu điện là do thiếu than, của TKV cũng đúng khi nói than đã cung ứng đủ theo hợp đồng. Giá than TKV thấp hơn than nhập khẩu, cùng với việc TKV cũng bán than cho một số đối tượng tiêu dùng trong nước khác, khiến EVN thì muốn mua trong khi TKV không muốn bán thêm.

Cuộc khẩu chiến điện – than là một ví dụ nhỏ trong toàn bộ bức tranh ngành điện đang thiếu vắng một cơ chế cạnh tranh đầy đủ và lành mạnh.

Nếu chúng ta ngược thời gian cách đây hơn một năm, câu chuyện diễn biến trái ngược: do thủy điện hoạt động đủ công suất, lượng mua than của EVN “thừa” so với nhu cầu tới 2 triệu tấn, với giá cao hơn giá thị trường. EVN thông báo muốn giảm lượng mua. Lúc đó, TKV đã phải cầu cứu Chính phủ can thiệp do lo ngại nguy cơ sụt giảm sản xuất, gây thất nghiệp cho hơn 4000 công nhân.

Mấu chốt ở đây là mối quan hệ giữa EVN và TKV: tại sao EVN lại phải bắt buộc mua than từ hai tập đoàn nhà nước, mà không thể tự đàm phán mua theo cơ chế cạnh tranh, theo đó họ sẽ mua hàng từ nhà cung cấp phù hợp nhất về chất lượng và giá cả? Khi than trong nước rẻ hơn than nhập khẩu, EVN có thể lựa chọn TKV, nhưng nếu than trong nước đắt hơn, họ có thể mua nguồn than từ những quốc gia khác như Indonesia, Úc, hay LB Nga.

Thậm chí, các nhà cung cấp than không thuộc TKV và Tổng công ty Đông Bắc cũng có thể là một lựa chọn. Thị trường cạnh tranh sẽ giúp EVN chủ động hơn trong việc cân đối nguồn cung cho sản xuất điện, đồng thời khuyến khích TKV nâng cao hiệu quả sản xuất, mở rộng đối tượng mua, và chủ động trong kế hoạch kinh doanh.  

Dễ dàng nhận ra hình bóng của cơ chế bao cấp trong cách giải quyết vấn đề hiện tại của hai ông lớn nhà nước. Từ cách thỏa thuận số lượng, giá cả, đến cách “cầu cứu” cơ quan quản lý nhà nước khi thất bại trên bàn đàm phán, mối quan hệ giữa “cung” và “cầu” của than không được điều chỉnh bởi cơ chế thị trường.

Cuộc khẩu chiến điện – than là một ví dụ nhỏ trong toàn bộ bức tranh ngành điện đang thiếu vắng một cơ chế cạnh tranh đầy đủ và lành mạnh.

Dù đã thử nghiệm cơ chế thị trường phát điện và bán buôn điện cạnh tranh, ngành điện nằm hoàn toàn trong cơ chế độc quyền của EVN, từ phát điện, mua - bán điện, cho đến truyền tải. Quyết định số 852/QĐ-TTg phê duyệt đề án tái cơ cấu EVN ban hành năm 2017 tinh gọn phần nào bộ máy của tập đoàn này, tuy vậy vẫn giữ nguyên vai trò độc quyền của EVN trong toàn bộ các khâu của ngành điện quốc gia: sản xuất, truyền tải, phân phối, kinh doanh, và chỉ huy điều hành. Khi chưa tách bạch khâu quản lý – điều hành và kinh doanh, sẽ khó để tạo ra được một thị trường điện thực sự cạnh tranh và minh bạch, dù nước ta đang hướng đến thị trường bán lẻ cạnh tranh, nơi người tiêu dùng có thể lựa chọn nhà cung cấp.

Tất nhiên, vấn đề không nằm chỉ riêng ở EVN. Giá điện ở Việt Nam từ lâu vẫn được cho là ở mức dưới giá thành sản xuất và được nhà nước trợ giá. Tạo lập thị trường điện cạnh tranh sẽ là vô nghĩa nếu mức giá không cạnh tranh – khi doanh nghiệp được lựa chọn mức giá bán theo tính toán của mình. Cơ chế giá cứng nhắc như hiện tại sẽ khó lòng thu hút các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài nhảy vào ngành điện, nơi có chi phí đầu tư cao và thời gian hoàn vốn rất dài.

Do đó, sau khi cải tổ EVN, việc thực hiện cơ chế thị trường cho giá điện là yêu cầu tất yếu. Khi giá cả phản ánh đúng nhu cầu, người dân cũng như doanh nghiệp sẽ phải sử dụng điện tiết kiệm hơn, những công nghệ tiêu tốn điện năng sẽ bị loại bỏ dần khỏi sản xuất.

Là người sử dụng điện, tất nhiên tôi muốn có giá điện càng rẻ càng tốt. Nhưng tài nguyên là khan hiếm, và trong bối cảnh chúng ta chưa thể tạo ra được những nguồn phát điện chi phí thấp và ổn định, điện giá rẻ đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ luôn thường trực với nguy cơ thiếu điện. Bởi thế tôi chấp nhận mức giá điện cao hơn nhưng ổn định hơn – với điều kiện phương pháp định giá phải minh bạch và được kiểm toán – thay vì luôn thấp thỏm nỗi lo cắt điện mỗi khi đến mùa cao điểm.

Theo Vietnamnet

    热门排行

    友情链接