Nét văn hóa riêng,ềmtựhàoNhậtBảpsg montpellier làm nên thương hiệu Nhật Bản. Ảnh: TL minh họa |
Nhập từ khóa “niềm tự hào Nhật Bản”, người ta tìm thấy ngay hơn 630.000 kết quả. Nào là tháp Tokyo, đồng hồ Seiko, ô tô Suzuki, xe máy Honda, người máy Asimo, kimono, nghệ thuật vẽ truyện tranh manga, trà đạo, nhân vật hoạt hình mèo máy Doremon, karaoke… Với sự thông thái, tỉ mỉ và nghiêm khắc… người Nhật đã tạo dựng nên rất nhiều thương hiệu của riêng mình, nổi tiếng khắp thế giới.
Mỗi một thương hiệu mang tính toàn cầu đó, luôn bao gồm cả giá trị tinh thần và vật chất. Từ một nước thảm bại sau chiến tranh, kinh tế kiệt quệ, tài nguyên nghèo nàn, Nhật Bản nay trở thành cường quốc hàng đầu thế giới.
Một chương trình của Truyền hình Việt Nam mới đây thu hút bởi gương mặt sáng giá: Nghệ sỹ Nhân dân Đặng Thái Sơn. Người nghệ sỹ piano tài danh thế giới từng giành giải thưởng Chopin từ những năm Việt Nam còn chưa hết gian nan, vừa gượng dậy từ chiến tranh, sau đó anh tu nghiệp ở nước ngoài và đã có 4 năm ở Nhật. Không nhiều thời gian để khán giả dõi theo câu chuyện, nhưng cũng đủ thấy, anh Sơn dù đã là nghệ sỹ nổi tiếng thế giới, những vẫn là người con Việt Nam đậm chất, cùng với chiều sâu văn hóa và sự tinh tế anh thu nhận được từ 5 châu.
Trong câu chuyện anh có nhắc đến niềm tự hào Nhật Bản, nhưng không phải kể về những thương hiệu nổi tiếng như trên, mà anh nói về cái cách người Nhật tự hào, đó là: “Rất tự hào mà không nói ra”.
Câu nói này vô cùng thấm thía, khiến người ta phải suy nghĩ, và sau đó thấy đồng cảm. Tại sao người Nhật Bản giỏi và giàu như vậy, nhưng họ lại luôn có thái độ khiêm nhường đến thế?
Với Việt Nam, người Nhật luôn là nhà đầu tư, nhà tài trợ lớn, nhưng Honda vẫn luôn nói: “Từ trái tim xin một lời: Tôi yêu Việt Nam!”. Đây dường như cũng là tinh thần chung của những đối tác Nhật Bản khi đến với Việt Nam, một nước nghèo hơn mình và đang cần học hỏi Nhật Bản nhiều điều.
Trà đạo Nhật Bản. Ảnh: TL minh họa |
Tự hào mà không cần nói ra được coi là cách tự hào khiến người khác một lần nữa phải vị nể và học hỏi.
Không khoa trương theo kiểu “nước lớn”, “lắm của, nhiều tiền”, người Nhật cần mẫn như nhà nông trong những mảnh vườn, thửa ruộng Việt Nam, để dạy cách trồng rau sạch và hoa quả tiêu chuẩn quốc tế; người Nhật cặm cụi trên chiếc thuyền gỗ nhỏ, dạy ngư dân Việt Nam câu cá ngừ sao cho thu được giá trị cao nhất; người Nhật lặng lẽ nhặt rác bên hồ, trong công viên ngay tại Thủ đô của người Việt…
Nhật Bản là nước đứng đầu về cung cấp nguồn vốn ODA trong tổng số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1992 đến nay, tổng nguồn vốn ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam đã vượt qua con số 2.000 tỷ Yên. Khoản vốn quan trọng này đã tiếp sức cho Việt Nam trên con đường phát triển, hội nhập.
Người Nhật không cho không ta những khoản tiền đầu tư hay các kỹ năng, kiến thức. Họ cũng thu về lợi nhuận cho đất nước Nhật Bản sau những dự án đầu tư và công tác chuyển giao kỹ thuật, kỹ năng. Nhưng cách mà người Nhật giúp người Việt Nam là một cách thức khiến chúng ta yêu mến họ, cảm phục họ. Từ khi nào chẳng rõ, họ đã xóa đi được những dấu ấn, mặc cảm trong quá khứ…
Người Nhật có quyền tự hào về những gì họ đã làm được, và thế giới kính nể họ. Ta cảm nhận được sự thành tâm, thành ý, và một “niềm tự hào Nhật Bản – rất tự hào mà không nói ra”!
Kim Thanh