【soi.kèo】Xuất khẩu vẫn “cán đích” nếu dịch được khống chế

时间:2025-01-10 09:54:45来源:Empire777 作者:World Cup
xuat khau van can dich neu dich duoc khong cheTăng trưởng xuất khẩu thấp nhất 17 năm,ấtkhẩuvẫncánđíchnếudịchđượckhốngchếsoi.kèo lối nào cho Việt Nam?
xuat khau van can dich neu dich duoc khong cheĐồng Nai: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đều giảm trong tháng 3
xuat khau van can dich neu dich duoc khong cheTiếp tục điều tra vụ xuất lậu khẩu trang y tế tại sân bay quốc tế Nội Bài
xuat khau van can dich neu dich duoc khong cheĐầu tàu kinh tế TPHCM vẫn là điểm sáng xuất khẩu hàng hoá
xuat khau van can dich neu dich duoc khong che

XK hàng hóa quý I/2020 chỉ đạt 59,08 tỷ USD, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Ông nhận định như thế nào về những khó khăn mà XK hàng hóa của Việt Nam phải đối mặt trong thời gian tới, đặc biệt là nếu dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành trong quý II?

Khó khăn điển hình trong thời gian tới là sự giảm cầu của một số thị trường XK lớn của Việt Nam như Mỹ, EU… Các thị trường này giảm nhu cầu trước mắt ngay trong quý II do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Ngoài ra, khó khăn phải kể tới còn là câu chuyện đứt gãy nguyên phụ liệu đầu vào. Nguyên phụ liệu cho nhiều ngành của Việt Nam như dệt may, da giày… chủ yếu NK từ một số thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc… Khi các thị trường này bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì nguồn nguyên liệu đầu vào cũng không được cung cấp ổn định như trước. Một số cơ sở sản xuất hết tháng 3 hoặc đến hết tháng 4 đã hết nguyên liệu dự trữ.

Một trong những vấn đề đáng lo ngại nữa là làm thế nào để các cơ sở sản xuất hàng XK của Việt Nam như dệt may, da giày, điện tử… giữ được công nhân trong giai đoạn khó khăn hiện nay để khi dịch Covid-19 qua đi DN có sẵn lực lực lượng lao động làm việc.

Sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới hoạt động kinh tế toàn cầu rất lớn. Theo đánh giá, quý II sẽ là thời điểm cực kỳ khó khăn với hoạt động XK của Việt Nam bởi các thị trường lớn đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cả yếu tố cung-cầu, hệ thống phân phối đều bị ảnh hưởng tiêu cực do dịch Covid-19.

Bên cạnh các khó khăn, thách thức, theo ông có cơ hội nào cho XK hàng hóa của Việt Nam thời gian tới hay không?

Bên cạnh khó khăn, ở một tầm nhìn dài hơi hơn khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát tốt hơn, XK của Việt Nam cũng có những yếu tố thuận lợi.

Đó là những mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam như lúa gạo, rau quả tươi… thế giới vẫn cần, thậm chí chỉ cần dịch Covid-19 bớt đi thì nhu cầu sẽ nhiều hơn. Nếu Việt Nam chế biến được các mặt hàng như rau quả, thủy sản… thành sản phẩm đông lạnh, đóng hộp thì sẽ càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thế giới sau mùa dịch bệnh. Đặc biệt, với mặt hàng cá tra, cá basa…, Việt Nam có khá nhiều lợi thế. Nếu thời gian tới, Việt Nam được Liên minh châu Âu (EC) gỡ “thẻ vàng” với hải sản XK sẽ là yếu tố tốt giúp thúc đẩy XK…

Ngoài ra, với mặt hàng khác như thịt lợn dù hiện tại Việt Nam đang bị thiếu, giá cao nhưng nếu sớm tổ chức tái đàn, sản xuất tốt, đây cũng là mặt hàng có thể thúc đẩy XK.

Trong khi các quốc gia đều đang nỗ lực chống đỡ dịch Covid-19 gây gián đoạn giao thương, ảnh hưởng nghiêm trọng tới XNK hàng hóa của Việt Nam thì Trung Quốc lại nổi lên là quốc gia khống chế dịch khá tốt. Nhiều ý kiến cho rằng, thời gian tới đây là thị trường cần đặc biệt chú trọng thúc đẩy XK để bù đắp cho sự sụt giảm từ các thị trường khác như Mỹ, EU, nhất là với hàng nông, lâm, thủy sản. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Đó là điều hoàn toàn đúng. Trung Quốc đã bước đầu khống chế được dịch và là thị trường gần đối với Việt Nam. Vì vậy, thời gian tới cần rất chú ý đẩy mạnh XK sang thị trường Trung Quốc, đặc biệt với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, rau quả tươi… Có thể nói, đây là giai đoạn vàng cho Việt Nam thúc đẩy XK sang Trung Quốc.

Tuy nhiên, XK sang thị trường tỷ dân này cũng cần chú ý, khi thị trường có nhu cầu lớn sẽ nảy sinh vấn đề “tranh nhau” XK tiểu ngạch. Điều này dễ tạo hình ảnh xấu, gây tắc nghẽn ở cửa khẩu, cần đề phòng. Các DN lớn, đủ lực cần làm việc để có thể XK hàng hóa theo lối chính ngạch.

Dự kiến, tháng 7/2020, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sẽ có hiệu lực. Nhiều quan điểm đánh giá khi đó có thể dịch Covid-19 đã dần được kiểm soát tại EU, thúc đẩy tận dụng tốt cơ hội từ EVFTA sẽ là “cứu cánh” giúp XNK Việt Nam phục hồi, có cơ hội đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng 7-8% trong năm nay. Ông nghĩ sao về điều này?

Tôi cho rằng, nếu EU khống chế được dịch Covid-19 trong quý II để bắt đầu quý III, quý IV khôi phục lại hoạt động sản xuất thì EVFTA sẽ là tuyến đường, cánh cửa rộng để đưa hàng sang thị trường EU. Thị trường EU cần NK các mặt hàng như dệt may, giày dép, đồ gỗ, đặc biệt là điện thoại, linh kiện điện tử… Đây toàn mặt hàng có kim ngạch XK lớn, chủ lực của Việt Nam.

Mục tiêu tăng trưởng XK năm 2020 là 7-8% so với năm 2019. Ở thời điểm hiện tại cũng cần tính toán lại mục tiêu này. Tuy nhiên, theo tôi nếu dịch bệnh Covid-19 được khống chế vào quý II thì dù XK quý II có “bết bát”, Việt Nam mà tận dụng tốt được Hiệp định EVFTA thì vẫn có thể bù đắp được thiệt hại trước đó, “cán đích” như mục tiêu đề ra.

Nhìn nhận trong bối cảnh hiện tại, xin ông cho biết, cơ quan quản lý nhà nước và cả cộng đồng DN cần phải triển khai những giải pháp nhanh chóng, thiết thực ra sao để ứng phó tốt nhất với tình hình khó khăn trong dịch bệnh, từng bước giúp XK hàng hóa vượt khó?

Ở thời điểm hiện tại, triển khai cứu trợ là cần thiết. Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành chỉ thị cấp bách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch Covid-19 với 7 giải pháp trọng tâm.

Theo tôi, một trong những giải pháp quan trọng là tìm mọi cách giảm bớt khó khăn cho DN bằng gói cứu trợ về tài chính. Điều này nhằm giúp DN có thể cầm cự được trong quý II tới và sau khi cầm cự được thì có thể hoạt động được vào quý III. Khi DN đã hoạt động trở lại, DN mới nghĩ tới các yếu tố như giảm lãi suất tiền vay,… Ngoài ra, tôi nghĩ rằng, các bộ như Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương cần có các gói cứu trợ cho từng mặt hàng XK chủ lực trên từng thị trường. Điều này phải thúc đẩy hơn nữa.

Ở góc độ DN, mấu chốt là phải “lỳ đòn”. Dù hiện tại khó khăn, DN cũng phải tìm cách chống đỡ để tồn tại, âm thầm giữ gìn năng lực đợi được đến khi dịch bệnh qua đi, có cơ hội là ngay lập tức có thể “ra đòn” bù đắp lại thiệt hại.

Xin cảm ơn ông!

Ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT): Cần đa dạng hóa thị trường XK nông, lâm, thủy sản

Trước nhiều khó khăn gây ra cho XK nông, lâm, thủy sản những tháng đầu năm, thời gian tới toàn ngành nông nghiệp xác định phải tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong nước, tăng cường XK, đạt được mục tiêu cao nhất mà Chính phủ giao.

Cụ thể, với lĩnh vực trồng trọt, Bộ NN&PTNT sẽ rà soát xây dựng, phát triển các vùng sản xuất đối với sản phẩm XK chủ lực, có tín hiệu thị trường thuận lợi (gạo, cây ăn quả (thanh long, sầu riêng, chanh leo,… ); xây dựng vùng sản xuất tập trung, đầu tư phát triển ngành hàng theo chuỗi giá trị, gắn với thị trường, chế biến, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển nông thôn mới trên địa bàn.

Với lâm sản, điểm nhấn là nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng; đảm bảo cung cấp phần lớn gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất giấy, ván nhân tạo, nhu cầu gỗ, củi và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trong nước và XK; triển khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ Hiệp định VPA/PLEGT đã được phê duyệt, tạo điều kiện đẩy mạnh XK gỗ và sản phẩm gỗ sang EU...

Ở lĩnh vực thủy sản, Bộ NN&PTNT sẽ nghiên cứu đề xuất xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản; xây dựng quy trình đầy đủ về công tác xác nhận và chứng nhận thủy sản khai thác trước khi xuất khẩu; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy trình kiểm tra, kiểm soát tàu cá, sản lượng bốc dỡ qua cảng theo yêu cầu của EC…

Ngoài ra, giải pháp thúc đẩy XK còn là đa dạng hóa thị trường XK nông, lâm, thủy sản, từng bước giảm dần mức độ phụ thuộc vào một thị trường, đáp ứng tiêu chuẩn hàng hóa cao về xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý; thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản; tăng cường triển khai công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản, tiếp cận các hệ thống bán lẻ, chuỗi siêu thị tại nước ngoài…

Ông Lê Minh Thiện, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định: 5.000 DN chế biến gỗ đang điêu đứng vì nhiều khó khăn bủa vây

Đại dịch Covid-19 đang khiến ngành gỗ đứng trước cảnh không có đơn hàng kể từ tháng 4/2020 cho đến năm 2021. Trên 5.000 DN chế biến gỗ trên cả nước đang điêu đứng, đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức, đặc biệt là tâm lý cảnh giác, e sợ của các ngân hàng thương mại trước một cộng đồng DN ngành gỗ bị thiệt hại nặng nề. Ngoài ra, các DN ngành gỗ còn lo ngại nếu tình trạng kéo dài, công nhân mất việc, bỏ việc thì sau này khi sản xuất phục hồi khó đảm bảo đủ lao động.

Để giảm thiểu khó khăn và thiệt hại mà DN ngành gỗ đang phải đối mặt, kiến nghị Chính phủ đưa chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa vào dự thảo Nghị định giãn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất.

Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10: Nhà nước nên hỗ trợ tiền lương cho người lao động ở những DN sử dụng nhiều lao động

Thời gian vừa qua, May 10 cũng tiếp nhận nhiều thông tin giãn, hủy đơn hàng từ các đối tác tại thị trường Mỹ, EU. May 10 hiện nay XK sản phẩm sang Mỹ khoảng 40-45%, EU khoảng 33-40%, còn lại là thị trường Nhật Bản. Trong tháng 2, các DN phải lo NK nguyên phụ liệu để đảm bảo sản xuất được liên tục, đến nay có đủ nguyên phụ liệu thì lại tạm dừng sản xuất và dừng giao hàng những lô hàng đã sản xuất. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ gây ra tổn thất rất lớn cho DN. Nhà nước ngoài chính sách giảm lãi, giảm thuế, giãn nợ cho DN thì nên hỗ trợ tiền lương cho người lao động ở các DN sử dụng nhiều lao động như may mặc, da giày.

Uyển Như (ghi)

相关内容
推荐内容