Chỉ được tách hàng tại 2 đầu xuất/nhập
Dự thảo nghị định sửa đổi,ửlýbấtcậpvềthủtụchảiquanvớihàngquácảbang xep hang ai cap bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ (quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan) đưa ra nhiều quy định về cửa khẩu nhập đầu tiên, cửa khẩu xuất cuối cùng; hay việc hàng hóa quá cảnh chia tách, đóng chung với hàng nhập khẩu, xuất khẩu được cụ thể, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh.
Hiện nay, khoản 1 Điều 43 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP) có quy định hàng hóa quá cảnh phải được làm thủ tục tại cửa khẩu nhập đầu tiên, cửa khẩu xuất cuối cùng. Tuy nhiên, vấn đề bất cập là chưa có quy định thế nào là cửa khẩu nhập đầu tiên/cửa khẩu xuất cuối cùng, để áp dụng trong trường hợp hàng hóa quá cảnh.
Do vậy, theo ông Đào Duy Tám - Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan), tại dự thảo nghị định, cơ quan soạn thảo đã bổ sung cụ thể khái niệm cửa khẩu nhập đầu tiên/cửa khẩu xuất cuối cùng, để đảm bảo minh bạch, rõ ràng. Nội dung này nằm tại khoản 20 Điều 1 dự thảo nghị định và sửa đổi, bổ sung Điều 43 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
Những dự thảo quy định mới nếu được ban hành sẽ hạn chế gian lận khi làm thủ tục đối với loại hình hàng quá cảnh. Ảnh: Hồng Vân |
Cũng liên quan đến thủ tục quá cảnh, dự thảo có quy định về khai hải quan trong trường hợp chuyển tải, lưu kho, thay đổi phương thức vận tải, phương tiện vận chuyển. Đặc biệt, không quy định việc khai tờ khai theo từng chặng trong trường hợp có chuyển tải, lưu kho, thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải. Theo đó, doanh nghiệp và các chi cục hải quan liên quan thực hiện thủ tục hải quan, theo quy định của Bộ Tài chính, đối với hàng hóa chịu sự giám sát hải quan; đồng thời quy định việc gửi đơn đề nghị, tiếp nhận và phản hồi đơn thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Về quy định đối với hàng hóa quá cảnh chia tách, đóng chung với hàng nhập khẩu, xuất khẩu, dự thảo nghị định bỏ quy định về chia tách, đóng chung hàng hóa quá cảnh với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại các địa điểm không phải là khu vực cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng. Theo đó, hàng hóa quá cảnh chỉ được chia tách (lô hàng quá cảnh hoặc chia tách hàng quá cảnh với hàng nhập khẩu) tại cửa khẩu nhập đầu tiên, hàng hóa quá cảnh đóng chung với hàng hóa xuất khẩu tại cửa khẩu nhập đầu tiên, cửa khẩu xuất cuối cùng nếu đáp ứng một số điều kiện theo quy định.
Đồng thời, để giảm bớt thủ tục hành chính trong trường hợp này, dự thảo nghị định không yêu cầu người khai hải quan phải có văn bản đề nghị việc chia tách, đóng chung vì các công việc này đang thực hiện trong khu vực cửa khẩu, có sự giám sát của cơ quan hải quan (tương tự như hàng hóa chia tách trong kho CFS tại cửa khẩu).
Từ chối nhận hàng vẫn phải chịu trách nhiệm
Một bất cập nữa trong thực tế là việc chủ hàng thuê các đơn vị vận chuyển hành lý khi xuất cảnh, nhập cảnh, dẫn đến khó xử lý khi phát hiện vi phạm nhưng chủ hàng bỏ trốn, từ chối nhận hàng.
Thực tế có nhiều trường hợp, hành lý đi cùng khách trên chuyến bay nhưng khi cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì hành khách từ chối nhận hàng, gây khó khăn trong công tác quản lý. Trong khi các quy định hiện hành chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của đơn vị vận chuyển hành lý hoặc người đại diện hợp pháp trong trường hợp hành lý không xác định được chủ sở hữu và việc xử lý đối với hàng hóa này.
Theo Tổng cục Hải quan, thủ tục đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh đang dự kiến sửa đổi, bổ sung tại dự thảo nghị định để xử lý dù hành khách từ chối nhận hàng.
Nghị định sửa đổi trên quan điểm hoàn thiện quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩuDự thảo nghị định được xây dựng dựa trên quan điểm sửa đổi những nội dung vướng mắc, bất cập; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá các khâu nghiệp vụ hải quan; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý hải quan, tiến đến xây dựng mô hình Hải quan thông minh. Đồng thời, có các quy định sửa đổi và đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; nâng cao, hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải. |
Hiện nay, tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP) mới có quy định về xử lý hàng hóa trong trường hợp hàng hóa mà người xuất cảnh, nhập cảnh gửi kho quá thời hạn. Do vậy, tại khoản 7 Điều 59 dự thảo nghị định này đã bổ sung quy định về trách nhiệm của đơn vị vận chuyển hành lý hoặc người đại diện hợp pháp trong trường hợp hành lý không xác định được chủ sở hữu, hành lý không có người nhận.
Được biết, sau khi dự thảo nghị định được ký ban hành, Tổng cục Hải quan sẽ khẩn trương trình lãnh đạo Bộ Tài chính ký ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan thay thế các quy định hiện hành cho phù hợp. Đồng thời, Tổng cục Hải quan sẽ tổ chức hội thảo tập huấn giới thiệu cho công chức hải quan và doanh nghiệp để thống nhất thực hiện, trách các vướng mắc phát sinh khi nghị định có hiệu lực thi hành.