Đi tìm các cổ phiếu an toàn
Xu hướng đầu tư đón đầu xuất hiện khi có nhiều nhà đầu tư đã quan sát giai đoạn thị trường đi xuống khá sâu thời gian qua và chỉ số P/E bình quân thị trường hiện đã ở mức hấp dẫn. Tuy nhiên,ìmcổphiếuđểgửitiềnđónđầugiaiđoạnthịtrườnghồiphụdự đoán kèo bóng đá đây vẫn chỉ là yếu tố có tính chất phán đoán, do vậy, các nhà đầu tư thận trọng dù bắt đầu có những quyết định giải ngân, nhưng thường quan tâm đến những cổ phiếu có tính an toàn cao. Đó là những cổ phiếu có thể sẽ không bị giảm sâu ngay cả trong trường hợp họ phán đoán sai, tức sau khi mua vào bối cảnh thị trường chung có thể sẽ có diễn biến xấu đi, chứ không phải đi lên như họ kỳ vọng.
Diễn biến giá cổ phiếu SAB từ đầu năm 2022 tới nay |
Một trong những tiêu chí để nhà đầu tư tìm kiếm những cổ phiếu phòng vệ tốt thường là những cổ phiếu thanh khoản cao và vốn hóa lớn, đây thường là những cổ phiếu có sức chống chọi tốt đối với những biến động bất lợi của thị trường.
Những cổ phiếu có tính phòng thủ và có khả năng dẫn dắt thị trường Một trong những tiêu chí để nhà đầu tư “chọn mặt gửi tiền” là những cổ phiếu thanh khoản cao, vốn hóa lớn và thường là những cổ phiếu dẫn dắt thị trường trong giai đoạn thị trường phục hồi. Trong đó, một số cái tên đáng chú ý trong nhóm cổ phiếu này có thể kể đến như cổ phiếu VCB của Vietcombank, VHM của của Công ty cổ phần Vinhomes, VIC của Tập đoàn Vingroup, HPG của Tập đoàn Hòa Phát, VNM của Vinamilk, MSN của Tập đoàn Masan, SAB của SABECO… |
Lý do là, các cổ phiếu có vốn hóa và thanh khoản thường là những cổ phiếu dẫn dắt thị trường trong giai đoạn thị trường phục hồi. Bởi lẽ, với các yếu tố tài chính nền tảng tốt, các cổ phiếu nhóm này thường có sức hút dòng tiền lớn hơn những cổ phiếu nhỏ ít được nhà đầu tư quan tâm.
Trong đó, một số cái tên đáng chú ý trong nhóm cổ phiếu này có thể kể đến như cổ phiếu VCB của Vietcombank, VHM của Công ty cổ phần Vinhomes, VIC của Tập đoàn Vingroup, HPG của Tập đoàn Hòa Phát, TCB của Techcombank, VNM của Vinamilk, MSN của Tập đoàn Masan, SAB của SABECO…
Đơn cử như việc quan sát diễn biến của cổ phiếu SAB của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO), thị giá cổ phiếu này vẫn trụ vững ngay cả trong giai đoạn thị trường giảm điểm rất mạnh trong quý III/2022.
Đi sâu vào các khía cạnh tài chính
Ngoài những lợi thế chung của các cổ phiếu có vốn hóa lớn, thanh khoản cao, thì cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn còn được các nhà đầu tư đánh giá cao về tiềm năng và lợi thế phát triển về lâu dài.
Chẳng hạn trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, những ngân hàng lớn dạng như Vietcombank hay Techcombank luôn giành được lòng tin của các nhà đầu tư ở năng lực quản trị tài chính, với tỷ lệ an toàn vốn cao. Trong khi đó, một số doanh nghiệp bất động sản như Vinhomes hay Vingroup thì có những lợi thế lớn ở thương hiệu và quỹ đất. Theo đó, những doanh nghiệp này đều đã từng trải qua những giai đoạn thăng trầm của thị trường bất động sản nhưng vẫn trụ vững và phát triển.
Đầu tháng 1/2023, SABECO sẽ chi hơn 1.600 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt theo tỷ lệ 25%. Ảnh: T.L |
Tương tự như với các nhóm ngành khác, các doanh nghiệp ngành sản xuất như Hòa Phát hay Masan hay các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng như Vinamilk hoặc SABECO đều là những doanh nghiệp có nền tảng tài chính tốt, đó là những yếu tố để các doanh nghiệp này có tiềm lực để bứt phá tăng tốc nhanh trong những giai đoạn thị trường hồi phục.
Với ngành hàng tiêu dùng, đây cũng vẫn là một trong những lĩnh vực được coi là động lực phát triển của nền kinh tế. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11/2022 đạt 514,2 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5.180,5 nghìn tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 giảm 5%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 16,9% (cùng kỳ năm 2021 giảm 6,8%).
Nhà đầu tư nhỏ lẻ rất quan tâm đến cổ tức Thực tế cũng cho thấy, cổ phiếu của các doanh nghiệp có tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền cao thường hấp dẫn các nhà đầu tư. |
Trong số các doanh nghiệp ngành tiêu dùng niêm yết, SABECO đang được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có các chỉ số tài chính khá toàn diện, từ các con số tăng trưởng lợi nhuận, cơ cấu vốn, quy mô dòng tiền… Cụ thể, lợi nhuận sau thuế quý III của doanh nghiệp này đạt tới 1.395 tỷ đồng, tăng trưởng 196% (gấp gần 3 lần) so với kết quả cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, quy mô tổng tài sản của doanh nghiệp này khá lớn với 33.949 tỷ đồng; nhưng tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu chỉ ở mức khá an toàn với khoảng hơn 31%.
Hiện tại, SAB là một trong những cổ phiếu có ảnh hưởng khá lớn đến thị trường, bởi quy mô vốn điều lệ của doanh nghiệp lên tới 6.413 tỷ đồng, tương ứng số lượng cổ phiếu lưu hành lên tới hơn 641 triệu cổ phiếu. Với thị giá cổ phiếu ở mức rất cao và dao động quanh mốc 180.000 đồng/cổ phiếu.
Cùng với các yếu tố trên, thì một yếu tố nữa cũng được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, đó là vấn đề cổ tức. Thực tế cũng cho thấy, cổ phiếu của các doanh nghiệp có tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền cao thường hấp dẫn các nhà đầu tư, bởi việc trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông không chỉ mang lại ý nghĩa về mặt lợi nhuận tài chính đơn thuần, mà còn là một sự cam kết của doanh nghiệp đối với quyền lợi của các cổ đông nhỏ, lẻ.
Trong số những cổ phiếu thường chi trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ khá cao, đều đặn, thì SAB đang là một trong những cổ phiếu thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, khi vào ngày 21/12 tới đây SABECO sẽ chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2022 với tỷ lệ lên tới 25%, tương ứng một cổ phiếu nhận được 2.500 đồng và như vậy, SABECO sẽ chi hơn 1.600 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông đợt này./.