【nhận định besiktas】Ngóng về Tổ quốc, kiều hối đạt kỷ lục
Một lòng hướng về
“Hai năm rồi,óngvềTổquốckiềuhốiđạtkỷlụnhận định besiktas bởi đại dịch, kiều bào Thụy Sĩ và nhiều nơi trên thế giới rất nhớ quê”- ông Lưu Trí Diễn sống tại Thụy Sỹ hỏi Chủ tịch nước có cách gì cho bà con trở về? Chủ tịch nước cũng gặp câu hỏi này khi ông gặp gỡ kiều bào tại Nga. Trước đó, hồi tháng 9, khi đến Mỹ, kiều bào ở Mỹ cũng hỏi Chủ tịch nước như vậy và bày tỏ tâm tư "khi người Việt Nam trong nước còn đang đau khổ vì dịch bệnh hoành hành, chúng tôi cũng không thể nào ngủ yên…”.
Chủ tịch nước gặp gỡ kiều bào tại Liên bang Nga, ngày 2/12/2021. |
“Trong tất cả các cuộc làm việc với lãnh đạo Nga, đặc biệt với Tổng thống V.Putin, chúng tôi đều gửi gắm đến Tổng thống, các bộ, cơ quan liên quan của Nga quan tâm hỗ trợ bà con Việt kiều. Đồng chí Putin và các đồng chí lãnh đạo khác đều đồng ý và nhận lời tiếp tục quan tâm, giải quyết các vấn đề cụ thể cho bà con”- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ trong cuộc gặp cộng đồng người Việt Nam tại Nga, chiều 2/12/2021.
Năm 2021, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam dự kiến đạt mức 18,1 tỷ USD. |
Đây là hoạt động cuối cùng của Chủ tịch nước tại Liên bang Nga trong chuyến thăm từ 29/11 đến 2/12. Mặc dù đã thấm mệt sau 4 ngày với lịch làm việc dầy đặc, người đứng đầu Nhà nước vẫn giữ vẻ tươi cười, liên tục động viên bà con và hết lời ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước của họ.
Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi nhắc lại cuộc gặp năm 2019 khi Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị Thủ tướng và cho biết đến giờ, bà con vẫn giữ mãi những kỷ niệm của lần gặp mặt đầm ấm đó. Những ngày qua bà con luôn theo dõi chuyến thăm của Chủ tịch nước, vui mừng và phấn khởi khi lãnh đạo cấp cao hai nước đã có nhiều cuộc trao đổi quan trọng, đạt được sự đồng thuận rất cao, tiếp thêm khí thế mãnh liệt cho bà con tiếp tục sống, lao động và làm việc với dáng hình Tổ quốc luôn ở trong trái tim. Chủ tịch Hội người Việt tại Liên bang Nga, ông Đỗ Xuân Hoàng nói: “dù trong hoàn cảnh nào, cộng đồng người Việt Nam tại Nga vẫn luôn luôn một lòng hướng về, một lòng chia sẻ”.
Nguồn: World Bank Đồ họa: T.L |
Còn tại cuộc gặp gỡ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ hồi tháng 9, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc báo cáo với Chủ tịch nước, trong những khó khăn do đại dịch Covid-19 càng thấy nghĩa quê hương thiêng liêng, nghĩa đồng bào tỏa sáng. Bà con Việt kiều ở Mỹ vận động, quyên góp hàng tấn trang thiết bị y tế; nhiều bà con đóng góp vào Quỹ vắc xin tại Việt Nam; đóng góp để chính quyền Mỹ hỗ trợ vắc xin cho Việt Nam. Bà con khẳng định họ làm tất cả vì đó là “tình thương” và “máu mủ”…
Nhân tâm thiên lý
Vào năm ngoái, khi Việt Nam trở thành điểm sáng nổi bật trên toàn cầu trong cuộc chiến với Corona, trong khi thế giới thì mịt mù trong đại dịch, lãnh đạo đất nước càng đau đáu lo cho người Việt xa xứ đang phải vật lộn nơi tâm bão. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, khi đó ở cương vị Thủ tướng, đã liên tục đưa ra các chỉ đạo tỉ mỉ trong việc đón họ trở về. Ông nhắc đi nhắc lại ba từ “nghĩa đồng bào” và yêu cầu các cơ quan chức năng Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các hãng hàng không trong nước nỗ lực ở mức cao nhất. Trong hoàn cảnh dịch bệnh hoành hành dữ dội, các nước đều đóng cửa sân bay, Việt Nam muốn đón người về nước thì chi phí cho mỗi chuyến bay là rất tốn kém, nhưng theo yêu cầu của Thủ tướng, không được tính giá vé quá cao, phải tạo điều kiện tối đa cho đồng bào hồi hương…
Cho dù đi xa vạn đỗi… Đảng, Nhà nước và Nhân dân luôn thấu cảm với bà con xa xứ, chia sẻ những khó khăn, vất vả sống nơi đất khách, quê người, đồng thời luôn có niềm tin, người Việt Nam dù đi đâu, ở đâu, làm gì, cũng luôn luôn một lòng nhớ "nước có nguồn, cây có cội, dù đi xa vạn đỗi, không phai nhòa nguồn cội Rồng Tiên”… Kết luận của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới được ban hành vào tháng 8/2021, nêu rõ, 5,3 triệu người Việt Nam sinh sống tại 130 quốc gia, hầu hết là các nước phát triển, vẫn luôn hướng về Tổ quốc, là nguồn lực quan trọng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. |
Đã có khoảng hơn 20 chuyến bay chở công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước trong khoảng thời gian từ ngày 18/5/2020 đến ngày 15/6/2020. Thực hiện chuyến bay dài nhất lịch sử trong ngành hàng không Việt Nam với 29.400km, bay từ đông bán cầu sang tây bán cầu để đón bà con từ các bang của Mỹ về trong mùa hè đó, Cơ trưởng Nguyễn Nam Liên của Hãng hàng không Quốc gia Vietnam Airlines chia sẻ, “chỉ đạo đầy nghĩa tình của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, “không để bất cứ người dân nào bị bỏ rơi, bị đơn độc trong đại dịch Covid-19” thôi thúc chúng tôi sẵn sàng lao vào nơi hiểm nguy nhất để giúp đồng bào. Chúng tôi cũng tràn đầy niềm tự hào về Mẹ Việt Nam luôn hết lòng với mọi người dân Việt Nam”…
Cơ trưởng Đào Mạnh Quân, Cơ phó Trần Duy Linh, những “chiến binh” quả cảm trên chuyến bay đến Frankfurt (Đức) đưa hàng trăm người Việt trở về ngày 24/3/2020, ngay trước lệnh tạm dừng bay của Đức, cho hay “nhìn thấy trong mắt họ, những hành khách trên chuyến bay về quê hương niềm vui, niềm hạnh phúc, niềm tự hào và niềm tin về quê mẹ”.
Du học sinh Bảo Long và hàng trăm học viên người Việt Nam đang theo học tiếng Anh tại các trường Anh ngữ ở đảo Cebu mắc kẹt vì các hãng hàng không ở đó đều hủy chuyến. Rồi em đã được trở về trên chuyến bay có số hiệu VN9668. Ngay trên chuyến bay, Long làm thơ, “đã nhiều đêm em miên man tự hỏi/ liệu nước mình có sang đón em không? Tổ quốc mình sao mà yêu đến thế/rộng vòng tay ôm tất thảy vào lòng”…
Mùa hè năm ngoái đã trở thành kỷ niệm khó quên đối với những người Việt xa Tổ quốc. Dẫu vậy, bà con đều hiểu mùa nào cũng vậy và trong thời khắc nào cũng vậy, tình cảm của họ đối với quê hương luôn là tình cảm hai chiều. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Tổ quốc luôn luôn nhớ thương các đồng bào, như bố mẹ thương nhớ các người con đi vắng. Đó là nhân tâm thiên lý, đó là tình nghĩa một nhà"!
Kiều hối top 10 thế giới Năm ngoái, trong cơn chao đảo của dịch bệnh, hầu hết các nước trên thế giới đều đóng cửa bầu trời. Năm nay, khi tình hình quốc tế đỡ căng thẳng hơn thì trong nước bão dịch lại quần thảo. Ngóng về Tổ quốc mà không thể trở về Tổ quốc, dường như bà con càng muốn cố gắng bù đắp cho nỗi nhớ nhung này bằng những dòng ngoại hối ngày đêm chảy mạnh về cố hương. Năm 2020, bất chấp nền kinh tế toàn cầu “ngủ đông” với la liệt các hoạt động sản xuất kinh doanh phải đình trệ vì đại dịch, lượng kiều hối về Việt Nam vẫn đạt 17,2 tỷ USD. Năm 2021, khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu “thức dậy”, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam cũng tăng theo, dự kiến đạt mức 18,1 tỷ USD. Việt Nam luôn có mặt trong top 10 quốc gia có lượng kiều hối nhiều nhất thế giới. Nếu tính lượng kiều hối/GDP, thì Việt Nam còn ở thứ bậc cao hơn so với Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico. So với năm đầu tiên có thông tin về kiều hối là năm 1993, thì đến nay, lượng kiều hối về Việt Nam đã cao gấp hơn 113 lần, với mức tăng bình quân 19,1%/năm. Đây là tốc độ tăng rất cao so với tốc độ tăng chung của các nước. Tính từ năm 1993 đến năm 2021, tổng lượng kiều hối về Việt Nam đạt hơn 200 tỷ USD, bình quân 6.602 triệu USD/năm, bằng khoảng 6,5% GDP. |
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/117a299006.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。