当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kq senegal】Tạo hệ sinh thái để kết nối, lan tỏa thương hiệu quốc gia

Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 388 tỷ USD,ạohệsinhtháiđểkếtnốilantỏathươnghiệuquốkq senegal tăng 21,6%
Phát huy tối đa hiệu quả Cơ chế một cửa quốc gia thông qua kết nối, chia sẻ thông tin
Tạo hệ sinh thái để kết nối, lan tỏa thương hiệu quốc gia
Với sự hỗ trợ của Chương trình THQG Việt Nam, thương hiệu của nhiều tập đoàn, DN Việt Nam đã vươn xa ở thị trường trong và ngoài nước.

Thăng hoa nhờ thương hiệu quốc gia

THQG là tổng hoà của nhiều yếu tố, từ chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội… Trong đó không thể thiếu sự đóng góp của thương hiệu sản phẩm, thương hiệu DN.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh: qua gần 20 năm hình thành và phát triển, Chương trình THQG Việt Nam đã đạt được những thành quả tích cực. Trong 3 năm trở lại đây, giá trị, thứ hạng THQG của Việt Nam liên tục được cải thiện và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh. Theo báo cáo từ Brand Finance, năm 2021, THQG của Việt Nam được định giá tăng 21,6% so với năm 2020, đạt 388 tỷ USD, duy trì thứ hạng 33 thế giới.

Trong top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, tỷ lệ DN có sản phẩm đạt THQG tăng từng năm, từ 28% năm 2018 lên 34% năm 2021. Đặc biệt trong top 10, con số này đã từ 20% năm 2018 lên tới 60% năm 2021. Bên cạnh số lượng, tỷ trọng gia tăng về giá trị của các DN THQG trong top 10 cũng tăng đáng kể, từ 21,9% năm 2018 lên gần 68% năm 2021.

Với sự hỗ trợ của Chương trình THQG Việt Nam, nhiều tập đoàn, DN Việt Nam đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như “chìa khóa” giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm, giá trị DN. Minh chứng là rất nhiều thương hiệu Việt đã gây được tiếng vang trên thị trường khu vực và thế giới.

Đánh giá THQG đã đồng hành và giúp DN tiến xa và sâu hơn nữa trên thị trường quốc tế, ông Đinh Hữu Thạnh, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Bee Logistics cho biết: Năm 2004-2005, DN tiến ra thị trường nước ngoài rất khó, trong khi đó gần 10 năm sau (năm 2013-2014) khi giới thiệu đến từ Việt Nam, DN được đối tác chào đón.

“Điều này chứng tỏ Chương trình THQG Việt Nam đã rất thành công trong việc cải thiện hình ảnh quốc gia và tạo xung lực cho DN tiến ra thị trường thế giới. Có sản phẩm được công nhận THQG là sự động viên lớn đối với DN trong nhiều năm qua, giúp DN thu hút nhân tài, kết nối phát triển triển thương hiệu ra thị trường nước ngoài”, ông Thạnh nhấn mạnh.

Chuyên gia thương hiệu Nguyễn Quốc Thịnh, thành viên Ban chuyên gia Chương trình THQG Việt Nam bày tỏ quan điểm: “Muốn có THQG phải có thương hiệu sản phẩm, thương hiệu DN mạnh. Ở chiều ngược lại, THQG là bệ đỡ cho thương hiệu của DN, giúp tạo dựng hình ảnh ban đầu và lòng tin với người tiêu dùng. Do đó, DN dù có quy mô như thế nào cũng nên xây dựng thương hiệu và tận dụng hiệu quả THQG”.

Kéo gần khoảng cách

Từ góc độ DN cụ thể thành công trong xây dựng thương hiệu, ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Sunhouse chia sẻ: thương hiệu là tổ hợp rất nhiều hoạt động của DN, từ chất lượng sản phẩm, hậu mãi, các chương trình ưu đãi… Xây dựng được thương hiệu sản phẩm đã khó, giữ gìn và phát triển thương hiệu càng khó, đòi hỏi DN phải phân tích được thế mạnh, khai thác và không ngừng hoàn thiện các thế mạnh của mình.

“THQG cũng tương tự như thương hiệu sản phẩm. Xây dựng thương hiệu là xây dựng niềm tin của người tiêu dùng với sản phẩm. DN hay quốc gia phải có trách nhiệm gia tăng thêm lợi ích và tăng niềm tin cho người dùng mới giữ vững được thương hiệu”, ông Phú nói.

Chuyên gia Nguyễn Quốc Thịnh chia sẻ thêm: DN nỗ lực hoàn thiện sản phẩm, phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu (hệ thống phân phối là một phần quan trọng) và cách thức ứng xử với chính người lao động và cộng đồng cũng là những yếu tố làm nên văn hoá DN, thương hiệu của DN.

Để tăng sức lan tỏa, tăng sự hiện diện của THQG Việt Nam trên trường thế giới, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng: cần kéo gần các DN có sản phẩm đạt THQG, DN nói chung và các chuyên gia trong một môi trường chung; có thể là một hệ sinh thái để tạo sự kết nối, giao lưu và lan toả THQG.

“Chúng tôi cũng nảy ra ý tưởng phát động phong trào để kiều bào ở nước ngoài thành sứ giả THQG, thương hiệu DN, thương hiệu sản phẩm ở nước ngoài. Hy vọng kỳ diễn đàn năm tới, chúng ta sẽ cùng nhau trao sứ giả thương hiệu cho cá nhân xứng đáng ở từng thị trường”, ông Vũ Bá Phú thông tin thêm.

Đề xuất thêm giải pháp quảng bá thương hiệu Việt Nam và đưa hàng hoá Việt ra thị trường nước ngoài trong thời gian tới, ông Hoàng Mạnh Huê, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Doanh nhân Việt Nam tại châu Âu nêu rõ: có thể quảng bá thương hiệu sản phẩm Việt Nam qua các trung tâm hàng hoá của người Việt tại châu Âu; XK hàng Việt thông qua thương hiệu mạnh của kiều bào; quảng bá hình ảnh đất nước, con người, thương hiệu hàng hoá thông qua hoạt động văn hoá, thể thao, tâm linh của cộng đồng người Việt tại nước sở tại.

“Đó sẽ là những hoạt động tốt và là “bệ phóng” đưa thương hiệu Việt Nam tới với người tiêu dùng nước ngoài. Ở chiều ngược lại, với kinh nghiệm thực tế, bà con kiều bào có thể cung cấp thông tin cụ thể, chính xác, nhất là nhu cầu tiêu dùng, phong tục tập quán của nước sở tại cho DN trong nước”, ông Huê nói.

分享到: