当前位置:首页 > World Cup > 【lich dau c1】Tam Dương chuyển đổi số để phát triển toàn diện

【lich dau c1】Tam Dương chuyển đổi số để phát triển toàn diện

2025-01-10 07:58:06 [Nhà cái uy tín] 来源:Empire777


Người dân xã Hướng Đạo tích cực thực hiện chuyển đổi số. Ảnh: Dương Hà

Xác định chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử là mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng, Đảng ủy, UBND thị trấn Hợp Hòa chỉ đạo thực hiện linh hoạt nhiều giải pháp nhằm từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Hiện tại, 100% cán bộ, công chức thị trấn đều được trang bị máy tính phục vụ công việc chuyên môn. 100% văn bản đi, đến của cơ quan được xử lý qua môi trường mạng; 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của địa phương được tiếp nhận và giải quyết trên hệ thống “một cửa” điện tử. Lãnh đạo thị trấn được cấp và ứng dụng chữ ký số phục vụ cho việc xử lý hồ sơ công việc, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và tính xác thực.

Hướng đến xây dựng đạt chuẩn đô thị văn minh, thị trấn Hợp Hòa đã hoàn thiện Cổng thông tin điện tử trên nền tảng Zalo OA, Fanpage UBND thị trấn để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khi có nhu cầu hỗ trợ, giải đáp.

Căn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương, UBND huyện Tam Dương xây dựng và tích cực triển khai kế hoạch hoàn thiện chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số và phát triển dịch vụ đô thị thông minh huyện Tam Dương giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Huyện tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và người dân về chuyển đổi số. Đồng thời giao nhiệm vụ thực hiện chỉ tiêu chuyển đổi số cho thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị và chủ tịch UBND các xã, thị trấn.

Trong đó yêu cầu thủ trưởng cơ quan, đơn vị nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa của chuyển đổi số trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế; nỗ lực học tập kiến thức, kỹ năng liên quan đến chuyển đổi số; gương mẫu, tiên phong sử dụng công nghệ thông tin trong công việc; ứng dụng tốt các nền tảng số trong hoạt động của cơ quan; nắm bắt, xử lý nhanh, hiệu quả các tình huống phát sinh trong triển khai nhiệm vụ.

Nhờ sự vào cuộc tích cực của huyện Tam Dương, đến nay công tác chuyển đổi số trên địa bàn huyện đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Xã Hoàng Lâu đầu tư hệ thống trang, thiết bị hiện đại phục vụ chuyển đối số trong hoạt động của bộ phận một cửa. Ảnh: Dương Hà

Hạ tầng mạng viễn thông truyền dẫn đã được cáp quang hóa, kết nối đến tất cả các xã, thị trấn, các thôn, tổ dân phố. Toàn huyện có 112 trạm di động; 100% cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn được trang bị máy tính, mạng LAN, kết nối mạng số chuyên dùng của Chính phủ; 100% cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã (trừ viên chức ngành y tế, giáo dục) có hộp thư điện tử. Tỷ lệ ký số trên phần mềm quản lý văn bản đạt 99,99%.

Cùng với đó, nhiều ứng dụng, cơ sở dữ liệu thường xuyên được khai thác, sử dụng như danh mục thuộc nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; công báo điện tử; tài liệu lưu trữ lịch sử; hồ sơ sức khỏe cá nhân; cấp thẻ BHYT miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi...

Đến nay, 100% trường học trên địa bàn huyện giao dịch không dùng tiền mặt. Tỷ lệ người dân sử dụng thuê bao băng rộng cố định và băng rộng di động chiếm trên 85% dân số; 95,8% siêu thị mini, cửa hàng kinh doanh ứng dụng thiết bị thanh toán - POS không dùng tiền mặt; 82% cửa hàng kinh doanh có mã QR để thanh toán qua tài khoản internet banking.

Thúc đẩy quá trình chuyển đổi số toàn diện, hướng đến phát triển chính quyền số, kinh tế số, huyện Tam Dương tiếp tục triển khai nhóm giải pháp, trong đó tập trung nâng cao trách nhiệm của thành viên Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện, gắn trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác này.

Tuyên truyền, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp tiếp tục khai thác, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến. Lựa chọn những giải pháp công nghệ tiên tiến để quản lý tập trung hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung toàn huyện, đáp ứng yêu cầu triển khai chính quyền số, đô thị thông minh và đảm bảo an toàn thông tin.

Quan tâm, bố trí kịp thời nguồn ngân sách và tăng cường huy động nguồn xã hội hóa đầu tư, hỗ trợ trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Có cơ chế ưu đãi phù hợp để khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số.

Từng bước hoàn thiện chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, phát triển đô thị thông minh, kinh tế số, xã hội số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

TheoThu Nhàn (Báo Vĩnh Phúc)

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读