【kqbd gh hom nay】Chưa đến lúc phù hợp bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu
时间:2025-01-11 04:01:22 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)
Bộ Công thương thống nhất quản lý giá xăng dầu là phù hợp Quỹ Bình ổn giá xăng dầu còn dư hơn 4.617 tỷ đồng Dự án Luật Giá (sửa đổi): Tiếp tục rà soát các trường hợp,ưađếnlúcphùhợpbỏQuỹbìnhổngiáxăngdầkqbd gh hom nay biện pháp bình ổn giá |
Chiều 5/4, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, các đại biểu đã nghe báo cáo một số vấn đề lớn về dự án Luật Giá (sửa đổi).
Quỹ bình ổn đã phát huy vai trò “điều hòa” giá xăng dầu
Theo báo cáo, về nội dung bình ổn giá, Thường trực Ủy ban Tài chính, ngân sách (UBTCNS) đề nghị giữ như quy định hiện hành, theo hướng quy định rõ mặt hàng bình ổn giá trong Luật, trường hợp cần điều chỉnh, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Đối với Qũy bình ổn giá, UBTCNS tiếp thu ý kiến đại biểu, quy định theo hướng Quỹ bình ổn giá là một trong các biện pháp bình ổn giá. Đồng thời, không quy định một điều riêng về việc lập quỹ mà gộp vào quy định về các biện pháp bình ổn giá.
Phó Chủ nhiệm UBTCNS Nguyễn Thị Phú Hà trình bày báo cáo. |
Riêng về Quỹ bình ổn giá xăng dầu, nhiều ý kiến tán thành việc duy trì Quỹ. Đa số ý kiến trong Thường trực UBTCNS và cơ quan soạn thảo cũng cho rằng, trong điều kiện hiện nay, nên duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu vì quỹ bình ổn là một trong những công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước, là biện pháp kinh tế, không phải là can thiệp hành chính.
Trong bối cảnh hiện nay, thị trường xăng dầu của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn vận hành theo quy luật thị trường, còn có sự điều hành của Nhà nước; quản lý điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước vẫn thông qua giá cơ sở; chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu trong nước còn tương đối dài và khi lượng dự trữ xăng dầu còn mỏng thì việc bỏ Quỹ là chưa phù hợp.
Hơn nữa, thực tế thời gian qua cho thấy, khi giá xăng dầu thế giới biến động thì Quỹ bình ổn đã phát huy vai trò “điều hòa”, góp phần giảm tần suất và mức điều chỉnh tăng giá bán xăng dầu, giảm biên độ biến động giá, từ đó giảm thiểu các tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, trong trường hợp vẫn giữ Quỹ bình ổn giá xăng dầu, Thường trực UBTCNS đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu để có phương án quản lý phù hợp hơn, bảo đảm rõ ràng về thực trạng nguồn, việc sử dụng quỹ, nâng cao tính kịp thời, hiệu quả thực tế trong điều hành, nhất là khi biến động, đồng thời có lộ trình để sớm đưa giá xăng dầu của Việt Nam hoàn toàn vận hành theo quy luật thị trường.
Mặc dù ý kiến góp ý về quỹ bình ổn giá còn đa chiều, tuy nhiên đa số ý kiến của các bộ, ngành, địa phương (trong đó có Bộ Công thương, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam) nhất trí về sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá và đề nghị giữ quy định về Quỹ bình ổn giá, bao gồm cả Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Các đại biểu tham dự Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách chiều 5/4. |
Giữ giá trần để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng
Một nội dung nữa được UBTCNS báo cáo xin ý kiến đại biểu là việc quy định giá trần đối với dịch vụ tại cảng biển và dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa.
Trong quá trình góp ý, một số ý kiến cho rằng không nên áp dụng giá trần với các dịch vụ này bởi các lý do như: danh mục các hàng hóa, dịch vụ này không thuộc tiêu chí hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá quy định; chưa phù hợp với nguyên tắc thị trường khi đã có nhiều doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này; giá trần trong một số trường hợp thấp hơn chi phí; việc điều chỉnh giá trần thường chưa kịp thời; có giá trần nhưng không có giá tối thiểu…
Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo và Bộ Giao thông vận tải đề nghị phải giữ quy định về giá trần đối với dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa vì trên thực tế, hiện nay các dịch vụ này vẫn là một trong những dịch vụ thiết yếu, có ý nghĩa quan trọng, tác động lớn đến đời sống người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc không quy định giá trần đồng nghĩa với việc Nhà nước bỏ công cụ điều tiết và để doanh nghiệp cung cấp dịch vụ toàn quyền quyết định giá cung cấp dịch vụ.
Như vậy, khi sửa Luật theo hướng không còn quy định giá trần thì các hãng hàng không hoàn toàn có thể đưa ra giá vé ở mức cao, nhất là một số tuyến có cạnh tranh hạn chế, sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, tác động tiêu cực đến xã hội và khó khắc phục vì nếu tiếp tục sửa Luật thì đòi hỏi thời gian. Đặc biệt, so với mức thu nhập bình quân của người dân Việt Nam hiện nay thì càng thu hẹp điều kiện để người dân được tiếp cận dịch vụ hàng không nếu trường hợp giá vé tăng cao.
Trên thực tế, dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa vẫn đang là một trong các dịch vụ thuộc loại có thị trường cạnh tranh hạn chế và vẫn đang thuộc tiêu chí do Nhà nước định giá theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 dự thảo Luật. Hơn nữa, việc bỏ quy định về áp dụng giá trần đối với dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa là vấn đề lớn, thay đổi một chính sách quan trọng và theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải được đánh giá tác động mới có căn cứ sửa đổi.
Mặt khác, thời gian qua, nhiều hãng hàng không thua lỗ là do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là do tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, không phải do việc quy định giá trần. Để tôn trọng và bảo đảm quyền định giá của doanh nghiệp, dự thảo Luật cũng đã kịp thời hoàn chỉnh theo hướng chuyển từ quy định khung giá sang quy định giá trần nhằm tạo cơ chế khuyến khích cạnh tranh lành mạnh để giảm giá dịch vụ, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
Theo Thường trực UBTCNS, đây là vấn đề lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân, doanh nghiệp, ngân sách nhà nước. Do đó, cơ quan thẩm tra đề nghị các đại biểu cho ý kiến về nội dung này trong Hội nghị và xin ý kiến các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5. Đồng thời, đề nghị Chính phủ đánh giá tác động cụ thể trong trường hợp bỏ giá trần để có căn cứ cho Quốc hội xem xét, quyết định.
Theo chương trình, sáng ngày 6/4, các đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ thảo luận về dự án Luật Giá (sửa đổi).
Tổ chức thẩm định giá chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của kết quả thẩm địnhVề ý kiến đề nghị xác định trách nhiệm tổ chức, cá nhân trong thẩm định giá của Nhà nước, dự thảo Luật xây dựng theo nguyên tắc từng cá nhân, tổ chức, cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với công việc mà mình thực hiện. Cụ thể là, tổ chức thẩm định (Hội đồng thẩm định giá của Nhà nước) phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan với kết quả thẩm định đưa ra, bảo đảm tuân thủ Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam. Kết quả thẩm định giá mang tính chất cung cấp căn cứ, thông tin, tư vấn cho người có thẩm quyền xem xét, quyết định giá tài sản. Mặc dù kết quả thẩm định giá không mang tính bắt buộc phải thực hiện mà là một trong những cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định, phê duyệt giá tài sản, song Hội đồng thẩm định, từng thành viên Hội đồng thẩm định phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết quả thẩm định không chính xác, trung thực. Đối với cơ quan có thẩm quyền quyết định giá thì có trách nhiệm xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. |
上一篇: Trưởng Công an TP Thủ Đức làm Phó Giám đốc Công an TP.HCM
下一篇: Nhận định, soi kèo Cartagena vs Leganes, 21h30 ngày 5/1: Giải quyết sau phút 90
猜你喜欢
- Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
- Tuyên án CSGT bảo kê logo 'xe vua'
- Luật sư định đọc thơ tặng Phan Văn Vĩnh, chủ tọa ngăn lại
- Tìm được tượng cổ 700 tuổi của chùa Pháp Vân bị đánh cắp trong đêm
- Nhận định, soi kèo U19 Bình Phước vs U19 Khánh Hòa, 14h30 ngày 7/1: Tiếp tục chiến thắng
- Va chạm giao thông trên đường, nam thanh niên bị đánh đến chết
- Đột kích nhà hàng có nữ tiếp viên bán dâm ngay trung tâm Sài Gòn
- Vinasun và Grab Taxi bất ngờ xin được hòa giải
- Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ