Nhà lãnh đạo Triều Tiên theo dõi một vụ phóng tên lửa đạn đạo. (Nguồn: KCNA/Reuters)
Ngày 20/4,ềuTinchuẩnbịthửhạtnhnTrungQuốcđiềuqunrabingiớsoi kèo shandong taishan Trung Quốc đã triển khai thêm binh sỹ dọc biên giới với Triều Tiên trong bối cảnh Bình Nhưỡng được cho là đang chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân thứ 5 giữa lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang gia tăng.
Trang mạng chuyên theo dõi tình hình Triều Tiên 38 North (Vĩ tuyến 38 độ Bắc) đưa tin những hình ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên có thể đã cho hoạt động lại đường hầm tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri của nước này.
Theo Trung tâm thông tin về nhân quyền và dân chủ, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hong Kong, Bắc Kinh đã triển khai 2.000 quân tới biên giới với Triều Tiên.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc triển khai quân dọc biên giới với Triều Tiên. Vào tháng 1, sau khi Triều Tiên thông báo thử thành công bom khinh khí (bom H), Trung Quốc đã điều 3.000 binh sỹ tới khu vực này.
Trước đó, vào cuối năm 2013, Trung Quốc cũng triển khai binh sỹ sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un ra lệnh xử tử chú rể của mình, ông Jang Sung Taek.
Quan hệ giữa hai đồng minh lâu năm này đã trở lên căng thẳng vào năm 2012 khi ông Kim Jong-Un nắm quyền lực. Chính quyền Bình Nhưỡng tiếp tục thúc đẩy chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân bất chấp những cảnh báo từ phía Bắc Kinh.
Vào tháng 12/2015, Trung Quốc tuyên bố nước này ngừng cung cấp xăng dầu cho Triều Tiên, cắt đứt nguồn cung năng lượng cuối cùng của đất nước này.
Trong những tháng gần đây, Triều Tiên liên tiếp tuyên bố nước này có quyền sở hữu vũ khí hạt nhân để đối phó với các mối đe dọa từ Mỹ và Hàn Quốc.
Vào tháng 2, Mỹ và Hàn Quốc đã bắt đầu tập trận chung với giả định một cuộc tấn công toàn diện vào Triều Tiên. Ngoài ra, Mỹ còn điều các máy bay ném bom hạt nhân B-2 và B-52 bay qua các khu vực gần lãnh thổ Triều Tiên.
Đáp trả các động thái này, Triều Tiên tiến hành một số vụ thử tên lửa đạn đạo và tuyên bố các nhà khoa học nước này đã thành công trong việc thu nhỏ kích thước đầu đạn hạt nhân - một bước tiến quan trọng để tiến hành một vụ tấn công bằng tên lửa hạt nhân vào Hàn Quốc và Mỹ.
Không chỉ Triều Tiên coi cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc là mối đe dọa, nhiều người dân Hàn Quốc cũng lo ngại hành động này có thể làm trầm trọng thêm nguy cơ đối đầu hạt nhân và xung đột với Trung Quốc, vẫn được coi là một đồng minh của Triều Tiên, bất kể quan hệ không mấy tốt đẹp giữa hai nước thời gian gần đây.
Theo Vietnam+