当前位置:首页 > Cúp C1

【bdbxh】Định hướng chuyển đổi số ngành TCĐLCL thúc đẩy kinh tế số theo hướng bền vững

Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển mình với những đổi mới từ ảnh hưởng tích cực của Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4,ĐịnhhướngchuyểnđổisốngànhTCĐLCLthúcđẩykinhtếsốtheohướngbềnvữbdbxh mà trọng tâm là công nghệ số, tự động hoá với sự trợ giúp của phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và internet vạn vật; từ đó đã xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế-xã hội cũng như quản trị quốc gia.

Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số trong CMCN 4.0, một mô thức mới đã hình thành, đó là Chuyển đổi số. Chuyển đổi số là quá trình sử dụng công nghệ số để tối ưu hóa hoặc thay đổi các quy trình, sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức hoặc doanh nghiệp nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng cường sự cạnh tranh và nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua việc sử dụng các công nghệ mới.

Bối cảnh trên cũng đặt ra yêu cầu đòi hỏi các tổ chức và doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách thức hoạt động, cải thiện quy trình, nâng cao năng lực công nghệ và tăng cường sự đổi mới để thích nghi với môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng như hiện nay.

Chương trình chuyển đổi số quốc gia xác định 3 trụ cột quan trọng trong chuyển đổi số là: Chính phủ số, Xã hội số và Kinh tế số. Trong đó, Kinh tế số là hoạt động kinh tế được thực hiện thông qua sử dụng công nghệ số, đặc biệt là internet và công nghệ liên quan. Kinh tế số bao gồm mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử, quảng cáo trực tuyến, nghiên cứu thị trường trực tuyến, sản xuất số, dịch vụ khách hàng trực tuyến và nhiều hoạt động khác. Đây được xem như một hình thái trong 3 hình thái chuyển đổi số hiện nay, bên cạnh sự phát triển Chính phủ số và Xã hội số.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã có những tham luận trao đổi khía cạnh khác nhau trong các sáng kiến chuyển đổi số và những thành tựu trong sản xuất thông minh, của tự động hoá trong việc góp phần vào sự phát triển Kinh tế số của địa phương cũng như của quốc gia.

TS. Hà Minh Hiệp – Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục TCCL – Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) cũng không nằm ngoài xu thế chuyển đổi số. Cụ thể, cơ sở triển khai hoạt động chuyển đối số ngành TCĐLCL được thể hiện tại một số văn bản như sau:

Thứ nhất, Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tại Nghị quyết này, Bộ Chính trị xác định đây là nhiệm vụ lớn, cấp thiết trong xây dựng Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số là thành tố không thể tách rời trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây là cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và triển khai thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, trong đó, cơ sở hạ tầng số, dữ liệu số, công nghệ số được xây dựng khá đồng bộ.

Thứ hai, Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Chuyển đổi số và Tự động hoá trong phát triển Kinh tế số

TS Hà Minh Hiệp – Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục TCĐLCL trình bày tham luận: Một số định hướng hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong phát triển kinh tế số theo hướng bền vững.

分享到: