【đánh sâm lốc】Rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm
Quyền hạn và trách nhiệm là hai phạm trù luôn phải song hành với nhau. Nếu như thiếu một vế sẽ gây ra những hệ lụy. Chẳng hạn như phạm vi quyền lực rất rộng, được quyết những vấn đề rất lớn nhưng không kèm theo trách nhiệm, thì khi quyết một việc gì đó cũng không phải trăn trở, cân nhắc nhiều, mà có quyết sai, gây ra nhiều hệ lụy cũng vẫn vô tư “nhẹ như lông hồng”, vì tội vạ đâu phải chịu! Ngược lại, không có thực quyền mà lại phải chịu trách nhiệm, chịu trách nhiệm về cả những điều mình không “quyết”, thì đó là quy định thiếu thực tế, dễ gây ra oan sai.
Trong lĩnh vực nợ công, khi nói đến trách nhiệm quản lý nợ công, dư luận thường hướng về Bộ Tài chính. Tuy nhiên trong thực tế từ trước đến nay, vẫn tồn tại 3 cơ quan giúp Chính phủ trong quản lý nợ công là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính (thực hiện vận động, điều phối, đàm phán, ký kết hiệp định khung, thỏa thuận vay cụ thể, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nhà nước đối với nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi).
Nói về điều này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã nhận xét trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 20/3: “Bộ Tài chính chỉ là người cộng sổ”, lý do bởi nhiều nơi có quyền vay nợ theo quy định phân cấp, phân quyền. Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị cần nghiên cứu để quy định cụ thể, rõ ràng thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc vay nợ và quản lý nợ công. “Một nhà lại có nhiều cửa đi vay nhưng chỉ có một cửa trả nợ là điều chúng ta cần phải tính lại” – ông Hiển ví von một cách rất hình ảnh.
Cũng tại phiên họp, Thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đã đề nghị sửa đổi luật theo hướng giao Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối thực hiện chức năng quản lý nợ công, đại diện đàm phán, ký kết các hiệp ước vay nợ và quản lý tập trung các nguồn lực nợ công.
Như vậy, việc quản lý tập trung thống nhất này giúp sớm khắc phục tình trạng quản lý đầu tư công, nợ công còn chồng chéo, chưa gắn trách nhiệm cân đối ngân sách, vay và trả nợ với phân bổ, sử dụng vốn. Rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm chính là một trong những điều kiện cần thiết để công tác quản lý nợ công chặt chẽ, hiệu quả hơn./.
Kim Thanh
相关文章
Điện Biên thiệt hại gần 6 tỷ đồng do mưa lớn, gió lốc trong 2 ngày
Lượng mưa lớn kéo dài kèm gió lốc trong ngày 2 và 3/8 gây ngập úng cục bộ, sạt lở đất; thiệt hại về2025-01-10Khuyến cáo hiện tượng sử dụng logo, tên của Cục TMĐT và KTS, Amazon Global Selling để lừa đảo
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT và KTS) là đơn vị thuộc Bộ Côn2025-01-10Vinhomes Smart City: 'The Canopy Residences bùng nổ tại thị trường BĐS phía Tây Thủ đô'
Kiến tạo mảng xanh tại Tây Hà Nội theo chuẩn SingaporeSingapore nổi tiếng là nơi2025-01-10Kiều hối chuyển về TP.HCM cao nhất 10 năm
Đó là thông tin được ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó giám đốc Ng&a2025-01-10Thông tin cá nhân trên mạng xã hội dễ là “món hời” cho tội phạm mạng
Thông tin cá nhân trên các mạng xã hội là "món hời" cho tội phạm mạng. (Ảnh minh họa).Theo2025-01-10Đảm bảo chất lượng, giảm giá vật tư nông nghiệp tới tay người nông dân
Phát biểu tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp toàn diện của ng&a2025-01-10
最新评论