【kết quả giải hàn quốc】Thúc đẩy tái cơ cấu lâm nghiệp

作者:World Cup 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 00:20:42 评论数:

Báo Cà MauThực hiện Quyết định số 899/QÐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Ðề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Sở NN&PTNT Cà Mau xây dựng Ðề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn để thực hiện trên địa bàn tỉnh và đã được UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt tại Quyết định số 1605/QÐ-UBND ngày 24/10/2014.

Thực hiện Quyết định số 899/QÐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Ðề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Sở NN&PTNT Cà Mau xây dựng Ðề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn để thực hiện trên địa bàn tỉnh và đã được UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt tại Quyết định số 1605/QÐ-UBND ngày 24/10/2014.

Ðề án được xây dựng chung cho nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, phát triển nông thôn, thuỷ lợi, thuỷ sản, lâm nghiệp. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, diện tích quy hoạch cho bảo vệ và phát triển rừng hiện nay là 114.305 ha, trải rộng trên 6 huyện, 33 xã có diện tích rừng, được quản lý bởi 33 tổ chức và  trên 4.000 hộ gia đình được Nhà nước giao đất, giao rừng. Ngoài số hộ nêu trên, trong lâm phần còn có trên 15.000 hộ nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp của các tổ chức,  hàng ngàn hộ khác có cuộc sống hằng ngày liên quan mật thiết với rừng. Các lực lượng này sẽ là nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy lâm nghiệp phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong giai đoạn tới của khu vực này.

Rừng U Minh Hạ sẽ trồng thâm canh 10.000-12.000 ha keo lai.   Ảnh: NGUYỄN PHÚ

Theo đó, về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020, sẽ giữ ổn định diện tích đất quy hoạch cho bảo vệ và phát triển rừng là 114.305 ha. Trong đó, đất rừng đặc dụng 24.905 ha, đất rừng phòng hộ 27.196 ha, đất rừng sản xuất 62.204 ha.

Ðể nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, tạo ra giá trị gia tăng cao thì khâu then chốt đầu tiên là phải có giống tốt; sau đó là các giải pháp kỹ thuật thâm canh rừng, đa dạng hoá sản phẩm, chọn loài cây trồng phù hợp với mục tiêu kinh doanh, chuyển dần một phần diện tích rừng sang kinh doanh gỗ có đường kính lớn, tạo vùng nguyên liệu tập trung và được quản lý theo hướng quản lý rừng bền vững gắn với các nhà máy chế biến, với chuỗi liên kết sản phẩm tham gia vào thị trường trong và ngoài nước.

Vùng U Minh Hạ sẽ phát triển trồng rừng thâm canh từ 18.000-20.000 ha, trong đó keo lai, keo lá tràm chiếm khoảng 60%, còn lại là tràm cừ. Thực hiện các giải pháp kỹ thuật thâm canh rừng, nâng cao tăng trưởng rừng trồng đạt trữ lượng bình quân khoảng 200-250 m3/ha đối với keo lai và và 140-160 m3/ha đối với tràm cừ. Xây dựng các mô hình quản lý rừng bền vững và tiến tới đánh giá cấp chứng chỉ rừng.

Tại vùng rừng ngập mặn, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến than có chất lượng, giá trị cao. Phát triển mô hình nuôi tôm sinh thái kết hợp với bảo vệ và phát triển rừng, tiến tới cấp chứng chỉ chứng nhận tôm sinh thái.

Ngoài việc phát triển trồng rừng nguyên liệu còn chú trọng đến phát triển du lịch sinh thái, dịch vụ môi trường rừng: khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình liên kết cùng các công ty du lịch để phát triển các mô hình du lịch sinh thái cộng đồng, gắn với các điểm du lịch của tỉnh như: Vườn Quốc gia U Minh Hạ, hòn Ðá Bạc, Khai Long, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau…

Ðể đạt được các kế hoạch trên, cần phải có quá trình khắc phục nhiều khó khăn trước mắt mà tự bản thân ngành khó có thể giải quyết được trong thời gian ngắn.

Ðó là trong hơn 10 năm trở lại đây công tác giống lâm nghiệp cũng đã có đôi lần lập dự án đầu tư với hy vọng tạo ra nguồn giống tốt cung cấp cho trồng rừng. Tuy nhiên, do thiếu vốn, dự án chỉ triển khai được một số hạng mục ban đầu rồi kết thúc, chủ rừng không có khả năng đầu tư tiếp tục dẫn đến chưa tạo được nguồn giống như mong muốn. Hiện nay, việc đầu tư cho công tác cải thiện giống cây lâm nghiệp là cần thiết, nếu khâu này không đột phá được thì “sự nghiệp tái cơ cấu” sẽ chậm đi đến mục tiêu.

Bên cạnh, hiện nay đa số diện tích rừng sản xuất đã được giao, giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân với quy mô nhỏ lẻ (tập trung quy mô ở 3-5 ha đối với rừng đước, 5-7 ha đối với rừng tràm). Mỗi hộ lại đào, đắp kinh bờ tách riêng với các hộ khác và có biện pháp canh tác, sử dụng đất khác nhau. Những điều này đã tạo nên bức tranh toàn cảnh là rừng và đất rừng bị chia nhỏ, manh mún, da beo, không có sự liên kết mật thiết giữa các hộ trong sản xuất. Ðây là trở ngại lớn cho xu thế liên kết theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng rừng và đất lâm nghiệp một cách bền vững.

Ðể xây dựng mô hình hợp tác, phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong sản xuất lâm nghiệp, cần tuyên truyền, nhân rộng, liên kết thành các tổ, nhóm sản xuất, thành lập các hội - hiệp hội các chủ rừng. Trong quá trình đó rất cần có doanh nghiệp đủ sức mạnh làm đầu tàu trong việc liên kết các hộ dân, các chủ rừng nhỏ để bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm từ rừng; làm cầu nối trong việc liên kết với các thị trường lớn, với các cơ quan khoa học, viện - trường chuyển giao khoa học - công nghệ, khuyến nông - khuyến lâm, giống mới...

Du lịch sinh thái, dịch vụ môi trường rừng là hướng đi mới đang được khuyến khích để nâng cao giá trị gia tăng cho khu vực rừng. Tuy nhiên, để triển khai trong thực tế cần có các ý tưởng và vốn đầu tư đánh thức các tiềm năng du lịch vùng rừng. Việc làm du lịch không chỉ là chuyện của cơ quan chuyên môn về du lịch và được giao đất riêng, mà còn là sự phối hợp, liên kết, hợp tác của tất cả các chủ rừng, các hộ gia đình được giao, giao khoán rừng và đất rừng đều có thể làm du lịch sinh thái. Trên thực tế, có nhiều hộ gia đình đã tổ chức rất thành công mô hình du lịch sinh thái, tuy nhiên hiện nay cần có sự chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng, sự liên kết giữa các hộ với nhau và với các tổ chức quản lý rừng, các công ty du lịch, với sự hỗ trợ của cơ quan chuyên môn, quản lý tạo ra mạng lưới du lịch phát triển bền vững./.

Nguyễn Thành Thuân, Chi cục Lâm nghiệp Cà Mau

最近更新