Thật ra,ãycôngbằngvớbang xep hang serie b đây không phải là lần đầu tiên HLV Miura bị chỉ trích. Hàng loạt thất bại tại AFF Cup 2014, SEA Games 2015 mà ở đó, người ta “xoáy” vào việc ông thầy người Nhật “dám” sử dụng lối chơi cơ bắp, khô khan, vô hồn, đi ngược với triết lý cống hiến của bóng đá Việt Nam.
HLV Miura. Ảnh: Internet |
Cũng như vậy, tại vòng bảng U23 châu Á, nhìn cách tiếp cận trận đấu của U23 Việt Nam trước Jordan và Australia, ai cũng nhận ra sự bất hợp lý của HLV Miura khi sử dụng quá nhiều bóng dài, bóng bổng trong cuộc chiến thể hình thể lực với đối phương. Hay nói cách khác, U23 Việt Nam dùng sở đoản để chống chọi lại sở trường của các đối thủ được đánh giá mạnh hơn.
Đến trận gặp UAE – trận đấu cuối cùng và là trận cầu thủ tục, U23 Việt Nam mới trở lại chính mình với những pha phối hợp nhóm sắc nét, những tình huống đột phá cá nhân táo bạo của những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường…Và hai bàn thắng vào lưới U23 UAE đã chứng minh điều này, thậm chí, các học trò của HLV Miura đáng lẽ còn làm tốt hơn nếu có sự tương đồng về thể hình, thể lực.
Sai lầm về đấu pháp đi kèm thất bại của HLV Miura đã hẳn. Nhưng liệu có công bằng khi bỏ qua những điều mà HLV Miura xây dựng sau gần 2 năm có mặt tại Việt Nam?
Đến từ Nhật Bản – nơi có trình độ bóng đá phát triển nhất nhì châu lục và vươn tầm thế giới, hẳn nhiên, HLV Miura cũng muốn lèo lái con thuyền bóng đá Việt Nam sau một thời gian rất dài núp dưới bóng của “ông kẹ” Thái Lan trong khu vực Đông Nam Á bằng phương thức của quê hương mình. Xem những giải đấu cấp độ châu lục và World cup có thể thấy, tuy thua sút về thể hình nhưng người Nhật không tỏ ra quá yếu kém trong tranh chấp tay đôi. Nghĩa là, HLV Miura cũng muốn bóng đá Việt Nam thay đổi bắt đầu từ vấn đề thể lực.
Nhưng một khi quỹ thời gian không cho phép và phương pháp nâng cao thể lực chưa đạt ngưỡng, lối chơi dùng thể lực khắc chế thể lực trở nên phản tác dụng, kéo theo đó là sự nôn nóng về mặt thành tích của người hâm mộ, của LĐBĐVN đã khiến những cải tổ mang tính dài hơi của HLV Miura rơi vào ngõ cụt, nhất là khi bước vào một sân chơi quá tầm như VCK U23 Châu Á.
Trong gần 2 năm dẫn dắt các đội tuyển Việt Nam, chiến lược gia người Nhật rất ưu ái những cầu thủ trẻ. Minh chứng là ở VCK U23 châu Á, U23 Việt Nam có đến nửa đội hình trong lứa tuổi 21. Điều này cũng có nghĩa, từ những chọn lựa của HLV Miura, bóng đá Việt Nam đã có thêm nhiều hy vọng trong tương lai gần. Ngoài ra, từ danh hiệu mà xét, HLV Calisto là người thành công nhất khi cùng tuyển Việt Nam vô địch AFF cup 2008. Tuy nhiên, nếu theo thống kê, qua 36 trận HLV Calisto chỉ có 14 chiến thắng còn HLV Miura thắng 21/37 trận trong thời gian dẫn dắt các đội tuyển bóng đá Việt Nam.
Vậy mới nói, sẽ rất không công bằng khi chỉ biết chê trách HLV Miura!