【kqbd nữ việt nam】Ắp đầy cảm xúc thiêng liêng
Bìa ấn phẩm “Tập bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ & quê hương A Lưới” |
Tập bài hát gồm 20 ca khúc. Các ca khúc được chọn trong tập bài hát này là những tình cảm thiêng liêng, kính yêu Đảng, Bác Hồ - Người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, mà các nhạc sĩ đã sáng tác nên, với giai điệu thiết tha, sâu lắng, tạo cảm xúc thân thương, gần gũi, đi vào lòng người. Ví dụ bài hát “Lá cờ Đảng”, được nhạc sĩ Văn An viết năm 1975 khi đất nước vừa thống nhất. Những ca từ giản dị mà sâu sắc đã khắc sâu vào trái tim người Việt Nam: “Đất nước bốn ngàn năm ôi tự hào biết mấy, hạnh phúc trong tay ta đang nở hoa kết trái, còn gì đẹp hơn, còn gì đẹp hơn lá cờ đỏ búa liềm, Đảng ta đó hân hoan một niềm tin...”. Bài hát “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng” nhạc sĩ Phạm Tuyên phổ nhạc dựa trên lời thơ của Louis Aragon (do nhà thơ Tố Hữu dịch) - nhà thơ nổi tiếng, đảng viên Đảng Cộng sản Pháp. Mỗi lần những âm điệu trữ tình của ca khúc này vang lên, ta cảm thấy trào dâng lên tình yêu với Đảng.
Nhạc sĩ Trần Kiết Tường sáng tác nhạc phẩm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người” vào năm 1960 và ngay sau khi giới thiệu đến công chúng, bài hát đã được các thính giả yêu thích đón nhận và bay xa khắp hai miền Nam - Bắc dù lúc đó còn chưa thống nhất. Hay bài hát “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” nhạc sĩ Trần Hoàn, kể lại một câu chuyện có thật bằng chính cảm xúc âm nhạc. Giai điệu giàu cảm xúc đã đưa bài hát đến gần hơn và sống trong trái tim của triệu triệu người dân Việt Nam…
Những bài hát ca ngợi về Đảng, Bác Hồ kính yêu và ca ngợi quê hương, đất nước được tuyển chọn trong tập sách này là “những bài ca đi cùng năm tháng” luôn vang lên suốt chiều dài lịch sử. Âm nhạc không chỉ có những đóng góp to lớn trong hai cuộc kháng chiến mà còn có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng tư tưởng thẩm mỹ và lối sống, xung kích trên mặt trận văn hóa, xây dựng con người mới vì sự phát triển bền vững của đất nước. Ngày nay, ca khúc cách mạng vẫn khẳng định sức sống trường tồn cùng với thời gian.
Tập bài hát cũng bao gồm những bài hát về quê hương A Lưới hôm nay, với các tác phẩm của các nhạc sĩ Lê Anh (Về A Lưới nghe anh), Trầm Tích (Người dân họ Hồ làm theo lời Bác), Trần Tôn (A Lưới ngày mới đã về), Văn Đình (A Lưới chiều), Hoàng Chiến (Về A Roàng quê em)… đang được bà con yêu thích, hát trong các buổi sinh hoạt đời sống… Bên cạnh lời tiếng Việt phổ thông, các nghệ nhân Pa Cô Thêm, Nguyễn Hoài Nam, Ta Dư Tur, A Rel Đời, Pi Vien Hiếu… đã dịch lời sang tiếng của các dân tộc Pa Cô, Cơ Tu, Tà Ôi. Các nghệ nhân tận tâm làm công việc này, vừa đáp ứng được nhu cầu hát lời bài hát bằng tiếng của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, vừa thể hiện tình cảm của người dân A Lưới - những người mang họ Bác Hồ.
Những bài hát về quê hương A Lưới hôm nay là những sáng tác mới, là những bức tranh toát lên vẻ đẹp con người và cảnh quan thiên nhiên của vùng cao A Lưới, điều đó được thể hiện qua các bài hát nhẹ nhàng, được phổ nhạc mang âm hưởng dân ca của các dân tộc vùng cao, cùng nhịp điệu tươi vui, khỏe khoắn, chứa dựng những hình ảnh đẹp của bản làng vừa cổ xưa vừa hiện đại trong núi non mờ sương, mây trắng… Đây là những ca khúc mang âm hưởng dân ca vùng cao, được bà con A Lưới yêu thích, cùng nhau hát trong nhiều dịp, nhiều nơi ở các bản làng.
Tuyển tập 20 ca khúc hát về Đảng, Bác Hồ, hát về A Lưới do đó vừa có nội dung, ý nghĩa thiết thực, mang tính nhân văn và giá trị tinh thần sâu sắc cho đồng bào các dân tộc thiểu số huyện A Lưới; vừa mang nét giá trị mới, nhằm nâng cao sự hưởng thụ và sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, giúp đồng bào dễ dàng tiếp cận những thành quả văn hóa nghệ thuật trong công cuộc đổi mới đất nước như hiện nay.
Ấn hành tập bài hát này, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện cũng góp phần thực hiện thành công “Đề án về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2021 - 2025 và những giai đoạn tiếp theo”. Tập bài hát sẽ giúp cho những người muốn tìm hiểu về âm nhạc và ngôn ngữ bản địa. Đồng thời, thiết thực đáp ứng nhu cầu ca hát bằng ngôn ngữ của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Thừa Thiên Huế nói riêng, ở dọc Trường Sơn khu vực miền Trung nói chung. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Cháy nhà ở trung tâm TP.HCM, 2 người tử vong
- ·Thủ tướng: Giáo dục quyết định sự phát triển của xã hội
- ·Công bố 1.000 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam 2017
- ·Công điện của Thủ tướng: Tập trung ứng phó với bão số 9 và mưa lũ
- ·Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
- ·Diễn biến mới 5 vụ tai nạn tàu hỏa liên tiếp: Cục trưởng Đường sắt nhận phê bình
- ·Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)
- ·Đề xuất tiêu chuẩn chức danh Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường
- ·Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
- ·VAMC siết nợ 8 lô đất trị giá hơn 2.400 tỷ đồng của Công ty cổ phần Hoàn Cầu tại Sacombank
- ·Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọt
- ·Hòn Thơm, Phú Quốc hấp dẫn hàng nghìn du khách rủ nhau về đón Tết vì sao?
- ·Kỳ vọng bước phát triển mới của ngành công nghiệp hỗ trợ
- ·Từ ngày 20/12/2018, hàng loạt phế liệu phải ngừng tạm nhập, tái xuất
- ·Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên
- ·Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Trung tướng Bùi Văn Thành sẽ không còn là Thứ trưởng Công an
- ·Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai tại Lai Châu
- ·'Điểm' quy định mới ưu tiên hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
- ·Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- ·Làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT 2018 thí sinh cần đặc biệt lưu ý điều này