当前位置:首页 > Thể thao

【kqbd toi nay】Nâng chất nguồn nhân lực hải quan đáp ứng mục tiêu hiện đại hóa

Nâng chất nguồn nhân lực hải quan đáp ứng mục tiêu hiện đại hóa
Làm chủ công nghệ hiện đại là yêu cầu đặt ra với công chức hải quan. Ảnh: Văn Tá

Đa dạng hóa nội dung đào tạo

Chiến lược Phát triển Hải quan đến năm 2030 đã đặt ra mục tiêu đưa Hải quan Việt Nam trở thành tổ chức hải quan hiện đại, theo các xu hướng và chuẩn mực quốc tế, nằm trong số các nước có mô hình hải quan phát triển cao trên thế giới.

5 năm đào tạo, bồi dưỡng trên 23 nghìn lượt cán bộ

5 năm qua, Trường Hải quan Việt Nam đào tạo, bồi dưỡng trên 23 nghìn lượt công chức, viên chức hải quan. Những học viên kết thúc các khóa học đều có thể áp dụng các kiến thức về công nghệ thông tin, các phương pháp bảo mật mạng, kỹ năng khai thác cơ sở dữ liệu… vào thực tế hoạt động nghiệp vụ. Đây là những kiến thức rất chuyên sâu và thiết thực trên nền tảng những công nghệ mới nhất.

Với yêu cầu đó, trong 3 năm trở lại đây, Tổng cục Hải quan giao Trường Hải quan Việt Nam thực hiện đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng của ngành Hải quan để chuẩn bị cho mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh.

Trong chương trình đào tạo, Trường Hải quan Việt Nam đã đưa vào nhiều nhóm nội dung trọng tâm để thể hiện sự đổi mới nói trên, làm cơ sở cho việc xây dựng đội ngũ công chức, viên chức và đội ngũ lãnh đạo các cấp của ngành Hải quan đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và hiện đại hóa hải quan.

Trước tiên là đào tạo, bồi dưỡng về đạo đức công vụ và liêm chính hải quan. Đây là nền tảng để thực hiện thành công mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh, thể hiện rõ một trong các đặc trưng của mô hình Hải quan thông minh “minh bạch, công bằng, nhất quán”. Trong các chương trình đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghiệp vụ hải quan tổng hợp. Đây là một chuyên đề đào tạo quan trọng để thực hiện giáo dục ý thức, đạo đức công vụ cho công chức, viên chức mới vào ngành.

Một điểm nữa là công chức, viên chức hải quan cần có am hiểu sâu, rộng về lĩnh vực công tác được phân công, tại vị trí việc làm mình đảm nhiệm. Không chỉ nắm vững pháp luật hải quan mà còn phải hiểu biết các pháp luật có liên quan, pháp luật, quy định và thông lệ quốc tế; nắm vững các yêu cầu về bảo vệ và phát huy lợi ích của đất nước về lĩnh vực công tác được phân công và những lợi ích liên quan của đối tác quốc tế.

Trên cơ sở đó, Trường Hải quan Việt Nam đã xây dựng rất nhiều các chương trình đào tạo chuyên sâu dành cho các cục hải quan tỉnh, thành phố trong cả nước theo yêu cầu của Tổng cục Hải quan cũng như theo nhu cầu "đặt hàng" của các Cục Hải quan. Qua đó, góp phần nâng cao kỹ năng làm việc cũng như sự am hiểu, thông thạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức hải quan.

Các khóa học về kỹ năng làm việc trong thời đại công nghệ hiện đại, hội nhập quốc tế cũng được chú trọng với bài học về đàm phán, thương lượng; làm việc nhóm; giao tiếp quốc tế;… Các kỹ năng mềm này được lồng vào chuyên đề đào tạo theo vị trí việc làm của các khung năng lực. Cùng với đó, Trường đã hệ thống hóa các kỹ năng này thành danh mục trong sổ tay hoặc số hóa thành các bài giảng điện tử để công chức tiện tra cứu, hoặc tự trau dồi mọi lúc mọi nơi qua Hệ thống đào tạo trực tuyến.

Theo ông Vũ Văn Khánh - Hiệu trưởng Trường Hải quan Việt Nam, không chỉ với ngành Hải quan, chuyển đổi số cũng là vấn đề trọng tâm của nhà trường. Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, nhà trường đã chú trọng một số việc như xây dựng các bài giảng trực tuyến, tổ chức đào tạo trực tuyến. Đây là phương thức đào tạo hạn chế thời gian đến trường, tiết kiệm kinh phí, công chức hải quan có thể tham gia học tập mọi lúc mọi nơi trên các phần mềm.

Gắn nhu cầu thực tiễn với năng lực cá nhân

Không chỉ đào tạo, bồi dưỡng, để hoàn thành mục tiêu trong Chiến lược đặt ra, ngành Hải quan sẽ tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt là cấp chiến lược, có phẩm chất, năng lực, uy tín, tinh nhuệ, có trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, làm chủ được công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại; đủ về số lượng, cơ cấu phù hợp, hoạt động liêm chính, kỷ luật, kỷ cương, tổ chức, quản lý khoa học, gắn nhu cầu thực tiễn của vị trí công tác với năng lực từng cá nhân.

Chia sẻ về các giải pháp cụ thể, bà Nguyễn Thị Phúc Hạnh - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Tổng cục Hải quan) cho biết, ngành Hải quan sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác cán bộ, từ việc xây dựng văn bản hướng dẫn, quy trình, quy chế đồng bộ; xây dựng cơ chế tuyển dụng nhằm thu hút, lựa chọn được nhân tài, đến việc hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ thông qua các kỳ đánh giá năng lực. Bên cạnh đó, ngành Hải quan cũng sẽ hoàn thiện việc xây dựng mô hình quản lý nguồn nhân lực theo năng lực dựa trên vị trí việc làm; đẩy mạnh thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý để đào tạo, bồi dưỡng và mở rộng việc thi tuyển để bổ nhiệm lãnh đạo cấp đội (tổ) thuộc chi cục và đơn vị tương đương.

Một giải pháp hết sức quan trọng nữa cũng được lưu ý đó là nâng cao kỷ luật, kỷ cương, liêm chính, trong đó nâng cao vai trò trách nhiệm của đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý các cấp; tăng cường quản lý, siết chặt kỷ luật, kỷ cương. Đặc biệt là nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát công vụ, kiểm tra nội bộ để đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ nhằm kịp thời phòng ngừa và phát hiện vi phạm. /.

分享到: