当前位置:首页 > Cúp C2

【kêtqua bong đa anh hôm nay】Năm 2030, Bình Phước trở thành “điểm đến hấp dẫn” của vùng Đông Nam Bộ

Đây là mục tiêu được tỉnh Bình Phước đặt ra trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030,ămBìnhPhướctrởthànhđiểmđếnhấpdẫncủavùngĐôngNamBộkêtqua bong đa anh hôm nay tầm nhìn đến năm 2050. Bản quy hoạch này vừa được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước thông qua tại Nghị quyết số 01/NQ-HĐND.

Theo quy hoạch đã được HĐND tỉnh Bình Phước thông qua, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ trở thành tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và bền vững, có quy mô kinh tếkhá dựa trên xây dựng đồng bộ nền tảng hạ tầng cứng và mềm.

Đến năm 2030, Bình Phước trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, là “điểm đến hấp dẫn” của vùng Đông Nam bộ. Đến năm 2050, trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, phát triển giàu mạnh và văn minh.

Những năm tới, Bình Phước tập trung xây dựng hạ tầng liên kết vùng để trở thành điểm đến hấp dẫn của vùng Đông Nam Bộ 

Để phát triển công nghiệp nhanh và bền vững trong những năm tới, Bình Phước ưu tiên các ngành có giá trị gia tăng cao như chế biến, chế tạo, phụ trợ, năng lượng tái tạo…

Những năm tới, Bình Phước tiếp tục mở rộng và phát triển mới các khu, cụm công nghiệp. Cụ thể, số khu công nghiệp (KCN) đến năm 2025 là 20 khu đến năm 2030 là 27 khu. Tỉnh cũng quy hoạch 32 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.827 ha và hình thành ít nhất 3 cụm công nghiệp chuyên ngành chế biến nông sản như hạt điều, tiêu, cà phê.

Điểm đáng chú ý trong quy hoạch giai đoạn 2021-2030, Bình Phước quyết định giảm diện tích Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư từ 28.364 ha xuống còn 25.864 ha. Đồng thời, đưa ra khỏi quy hoạch 2.500 ha sang đất quy hoạch mở rộng trị trấn Lộc Ninh và xã Lộc Thái, huyện Lộc Ninh.

Về các chỉ tiêu kinh tế, Bình Phước đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 9%. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 đạt 8,5%; giai đoạn 2026 - 2030 đạt 9,5%; giai đoạn 2031 - 2050 đạt 8 - 9%.

Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP, đến năm 2025, công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 48%; thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 34%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 18%; kinh tế số chiếm tỷ trọng 20%.

Đến năm 2030, công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 54%; thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 35%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 11%; kinh tế số chiếm tỷ trọng 30%.

Với tốc độ tăng GRDP hàng năm, Bình Phước đặt mục tiêu GRDP bình quân/người đến năm 2025 đạt 106 triệu đồng (4.600 USD); năm 2030 đạt 180 triệu đồng (7.500 USD); đến năm 2050 đạt khoảng 27.000 - 32.000 USD.

Về hạ tầng giao thông, Bình Phước ưu tiên xây dựng hạ tầng giao thông kết nối liên vùng như cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một- Chơn Thành; cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước); tuyến đường ĐT 753 để kết nối đi sân bay quốc tế Long Thành, cảng Cái Mép- Thị Vải; đường Đồng Phú- Bình Dương.

Về đường sắt, Bình Phước quy hoạch đường sắt TP.HCM - Lộc Ninh đi qua địa bàn tỉnh dài 73,3 km. Tuyến đường sắt kết nối khu vực Tây Nguyên đoạn Chơn Thành - Đắk Nông dài 102 km.

Đối với sân bay, Bình Phước quy hoạch sân bay quân sự Technic thành sân bay chuyên dụng Hớn Quản với diện tích 350 ha.

Để đạt được các mục tiêu đề ra trong quy hoạch giai đoạn 2021 – 2030, Bình Phước cần 600.000 tỷ đồng vốn đầu tư. Trong đó giai đoạn 2021 - 2025 là 210.000 tỷ đồng; giai đoạn 2026 - 2030 là 390.000 tỷ đồng.

Về nguồn vốn đầu tư bên cạnh vốn hỗ trợ từ Trung Ương để đầu tư các dự ánhạ tầng giao thông, Bình Phước sẽ huy động thêm vốn từ khu vực tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Bình Phước coi nguồn vốn huy động từ tư nhân và vốn FDI là một trong những nguồn vốn chủ yếu trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2021-2030.

分享到: