您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【ket quả bóng】Kinh tế Việt Nam đang có sự phục hồi đáng kể 正文

【ket quả bóng】Kinh tế Việt Nam đang có sự phục hồi đáng kể

时间:2025-01-10 20:38:32 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Nguồn: Tổng cục Thống kê Đồ họa: Văn ChungPV:Theo Tổng cục Thống kê, GDP 9 tháng năm 2023 tăng 4,24% ket quả bóng

Kinh tế Việt Nam đang có sự phục hồi đáng kể
Nguồn: Tổng cục Thống kê Đồ họa: Văn Chung

PV:Theo Tổng cục Thống kê, GDP 9 tháng năm 2023 tăng 4,24%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 2,19% và 1,57% của 9 tháng các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011 - 2023. Ông đánh giá thế nào về con số tăng trưởng này?

Kinh tế Việt Nam đang có sự phục hồi đáng kể
TS. Nguyễn Văn Hiến

TS. Nguyễn Văn Hiến:Đúng là con số tăng trưởng GDP 9 tháng năm 2023 của Việt Nam không cao như kỳ vọng, tuy nhiên, nếu so sánh tốc độ tăng trưởng quý sau so với quý trước thì lại cho thấy tín hiệu đáng mừng là kinh tế Việt Nam đang bắt nhịp tăng trưởng trở lại. Cụ thể, tăng trưởng quý I chỉ đạt 3,28%, quý II đã tăng lên 4,05% và quý III đạt mức 5,33% - cao nhất trong 3 quý đầu năm. Đặc biệt, nếu đặt trong bối cảnh khó khăn của kinh tế toàn cầu trong các tháng đầu năm 2023 thì mới thấy những con số tăng trưởng kinh tế Việt Nam là tín hiệu đáng mừng chứ không phải là những tín hiệu tiêu cực.

Theo báo cáo mùa hè của Liên minh châu Âu (EU), kinh tế toàn cầu có dấu hiệu chững lại trong nửa đầu năm 2023 khi GDP quý II/2023 chỉ tăng 0,5% so với quý trước, thấp hơn mức tăng 1% trong quý I/2023. Như vậy có thể thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2023 đang có xu hướng ngược chiều theo hướng tích cực so với kinh tế toàn cầu.

PV: Nhiều ý kiến cho rằng, những động lực tăng trưởng của nền kinh tế đang ghi nhận tháng sau tốt hơn tháng trước, trong đó, động lực quan trọng là giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng đạt 51,38%. Theo ông, những tín hiệu tích cực trên sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế quý IV ra sao?

TS. Nguyễn Văn Hiến: Con số tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 9 tháng năm 2023 đạt 51,38% có thể nói là một kết quả khá ngoạn mục. Chưa năm nào chúng ta đạt được tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công quá 50% trong 3 quý đầu năm. So với 9 tháng năm 2022 cũng chỉ đạt tỷ lệ 46,7%. Số tiền tuyệt đối giải ngân cao hơn năm ngoái là hơn 110 nghìn tỷ đồng, đây là con số rất lớn, rất có ý nghĩa trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

Trong bối cảnh thị trường trong nước và quốc tế đang vô cùng khó khăn như năm nay, đầu tư công được xem là động lực tăng trưởng kỳ vọng nhất của Việt Nam. Nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách theo kế hoạch được Quốc hội giao là khoảng hơn 707.000 tỷ đồng, tăng 25% so với kế hoạch năm 2022; cùng với đó là khoảng 147.000 tỷ đồng từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Với nguồn lực đầu tư lớn như vậy, rõ ràng đây là động lực rất quan trọng để hỗ trợ tăng tổng cầu của nền kinh tế, đồng thời tạo hiệu ứng lan tỏa tới nhiều ngành, nghề và nhiều khu vực doanh nghiệp.

Theo chương trình hành động của Chính phủ, cả nước sẽ quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân đầu tư

Giải ngân đầu tư công là động lực tăng trưởng

TS. Nguyễn Văn Hiến nhận định, theo chương trình hành động của Chính phủ, cả nước sẽ quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân đầu tư công năm 2023 đạt 95% kế hoạch. Thực hiện được con số này sẽ là một trong các nguồn động lực quan trọng để Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP quý IV ở mức trên dưới 7%.

công năm 2023 đạt 95% kế hoạch. Thực hiện được con số này sẽ là một trong các nguồn động lực quan trọng để Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP quý IV ở mức trên dưới 7%, góp phần đưa tốc độ tăng GDP bình quân cả năm đạt mức 5-5,5%.

Tuy nhiên, nếu quá tập trung vào giải ngân vốn đầu tư công mà không quan quan tâm đến các động lực khác như hỗ trợ khai thông thị trường, kích cầu trong nước, mở rộng xuất khẩu thì sẽ khó đạt được mục tiêu tăng trưởng, thậm chí tăng nguy cơ lạm phát vì đầu tư công thiếu kiểm soát sẽ làm gia tăng áp lực lạm phát.

PV: Dự báo tình hình kinh tế còn tiếp tục có những khó khăn, thách thức. Ông nhận định thế nào về mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023?

TS. Nguyễn Văn Hiến: Tăng trưởng GDP 3 quý của Việt Nam đạt ở mức khá thấp 4,24%, vì vậy tốc độ tăng trưởng cả năm 2023 có đạt mục tiêu đề ra là 6,5% hay không phụ thuộc rất lớn vào mức tăng trưởng của quý IV.

Mặc dù kinh tế Việt Nam năm 2023 đang có sự phục hồi đáng kể, quý sau tăng trưởng cao hơn quý trước. Quý IV hàng năm luôn là thời điểm sản xuất kinh doanh sôi động hơn. Các ngành sản xuất sẽ chạy nước rút để gia tăng sản xuất nhằm đón bắt nhu cầu mua sắm Tết của người dân. Tâm lý tiêu dùng của người dân cuối năm thường cũng tốt hơn các tháng đầu năm, đó là những yếu tố thuận lợi trong nước để tạo đà tăng trưởng quý IV.

Tuy nhiên, kinh tế thế giới vẫn còn đó rất nhiều khó khăn và diễn biến khó lường. Cuộc chiến Nga - Ukraina chưa lắng xuống thì gần đây lại nổ ra cuộc chiến ở khu vực Trung đông giữa Israel - Hamas ẩn chứa rất nhiều những nguy cơ tiềm tàng khủng hoảng giá xăng dầu thế giới thêm một lần nữa vì khu vực Trung Đông là trung tâm cung cấp dầu mỏ của thế giới. Các tín hiệu lạc quan từ các thị trường xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ, châu Âu vẫn chưa xuất hiện nhiều. Kinh tế châu Âu, cũng như Hoa Kỳ đang bị chi phối bởi chính sách tiền tệ chống lạm phát của các ngân hàng trung ương tại các quốc gia đó. Dấu hiệu phục hồi kinh tế Trung Quốc cũng chưa rõ ràng. Tất cả những vấn đề này khiến xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng, khó có thể phục hồi mạnh vào quý IV.

Với những thuận lợi, cũng như những khó khăn như phân tích ở trên, kinh tế Việt Nam trong quý IV/2023 dự báo sẽ có bước tăng trưởng khá, nhưng khó có thể bứt phá ở mức trên 7,5-8%. Vì vậy dự báo mức tăng trưởng GDP trong năm 2023 của Việt Nam chỉ đạt mức 5-5,5% như một số tổ chức tài chính quốc tế dự báo là phù hợp với tình hình thực tế.

PV:Xin cảm ơn ông!

Giảm thuế để thúc đẩy tăng trưởng và kiềm chế lạm phát

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn hiện nay, để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Bộ Tài chính đã đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng 2% trong 6 tháng đầu năm 2024. TS. Nguyễn Văn Hiến cho hay, bản chất thuế giá trị gia tăng (GTGT) là thuế gián thu, do đó về mặt lý thuyết, khi Nhà nước giảm thuế GTGT sẽ có tác dụng làm cho mặt bằng giá cả thị trường giảm xuống, vừa giảm áp lực lạm phát, vừa kích cầu tiêu dùng, thông qua đó sẽ khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh và cuối cùng là thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

Tuy vậy, vấn đề là giảm thuế GTGT chỉ phát huy tác dụng khi kéo được mặt bằng giá cả thị trường xuống. Các cơ quan chức năng sẽ phải nghiên cứu, tính toán giảm thuế GTGT bao nhiêu % thì sẽ có tác dụng kéo giá thị trường xuống và không ảnh hưởng nhiều đến giảm nguồn thu ngân sách của Nhà nước.

Trong đó, mức giảm GTGT 2% đã được cơ quan chức năng đề xuất và được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 43/2022/QH15 áp dụng đối với hầu hết các nhóm mặt hàng từ đầu năm 2022. Thực tế áp dụng chính sách này trong năm 2022 đã chứng minh: mức giảm thuế GTGT 2% đã góp phần đạt được cả 2 mục tiêu: kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và vẫn đảm bảo nguồn thu NSNN.

Vì vậy, để tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng và kiềm chế lạm phát những tháng cuối năm 2023, việc Chính phủ đề nghị Quốc hội tiếp tục cho phép giảm thuế GTGT 2% áp dụng đến hết năm 2023 trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế còn nhiều khó khăn là rất cần thiết.