Đây là thông tin được đưa ra tại buổi tọa đàm chuyển đổi hộ kinh doanh thành DN tại tỉnh Thái Bình do UBND tỉnh Thái Bình phối hợp với Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam (VINASME) tổ chức ngày 15/8tại Thái Bình. Ngại chuyển đổi Theạothuậnlợichohộkinhdoanhcáthểchuyểnđổithànhdoanhnghiệbảng xếp hạng hạng 2 nhậto báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình, 6 tháng đầu năm 2017, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký cho 312 DN và 50 chi nhánh, văn phòng đại diện với vốn đăng ký mới là hơn 2 nghìn tỷ đồng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 5.251 DN và 640 chi nhánh, văn phòng đại diện, với số vốn đăng ký trên 47,8 nghìn tỷ đồng. Về số lượng hộ kinh doanh, Thái Bình là một trong những tỉnh có mật độ hộ kinh doanh cao so với toàn quốc. Bình quân trong giai đoạn 2011-2015, cứ 15,2 người dân Thái Bình có một hộ kinh doanh (bình quân trên cả nước là 19,3 người dân có 1 hộ kinh doanh. Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Nguyễn Hoàng Giang- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình- cho biết, trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Thái Bình, khu vực kinh tế tư nhân gồm các hộ sản xuất kinh doanh và các DN ngoài nhà nước đã đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh, cũng như hội nhập kinh tế quốc tế. Thái Bình đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có trên 9.000 DN, trong đó có 8.750 DN nhỏ và vừa, trên 50.000 cơ sở sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh. Chia sẻ trong báo cáo của nhóm chuyên gia tư vấn về tổng quan hộ kinh doanh và thực trạng hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN ở Việt Nam, ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, Phó trưởng nhóm Tư vấn của VINASME - cho hay, hộ kinh doanh cá thể có nhiều hạn chế so với DN về thương quyền. Nguyên nhân do, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không được phát hành cổ phiếu, chỉ được kinh doanh tại một địa điểm và bị hạn chế số lượng lao động... Trong khi đó, DN có tư cách pháp nhân, chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty, được phát hành cổ phiếu, không bị hạn chế về số lượng lao động. Cũng theo ông Phan Đức Hiếu, mặc dù hộ kinh doanh, DN tư nhân linh hoạt, gọn nhẹ và quyết định thường nhanh hơn, dẫn đến chi phí quản trị thấp hơn. Nhưng hộ kinh doanh bất lợi trong thu hút nhà đầu tư tham gia góp vốn, mua cổ phần để mở rộng kinh doanh.Tuy nhiên, ông Phan Đức Hiếu cho rằng, chi phí tuân thủ các quy định kế toán đối với DN, áp dụng đối với cả doanh nghiêp vừa và nhỏ khá tốn kém, không hấp dẫn, khiến các hộ kinh doanh ngại chuyển đổi thành DN. Mặt khác, theo ông Trần Quốc Khoa- Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Thái Bình, khi chuyển đồi mô hình kinh doanh từ hộ gia đình sang doanh nghiệp, nhiều người vẫn còn e ngại chuyện thủ tục pháp lý lên DN, băn khoăn khi lên DN phải tuân thủ hệ thống chặt chẽ kiểm toán, thanh tra, kiểm tra… Không để DN tự bơi Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã cùng nhau thảo thuận về tình hình hoạt động của các hộ kinh doanh, DN đóng trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Đồng thời, đưa ra một số giải pháp liên quan đến việc chuyển đổi hộ kinh doanh thành DN tại tỉnh Thái Bình. Để hiện thực hóa Đề án “Hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN”, ông Trần Quốc Khoa cho rằng, cần sớm có nghị định về thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, bởi nếu có nghị định thì sẽ cụ thể được vấn đề hỗ trợ như thế nào, trách nhiệm của cơ quan nhà nước ra sao. Việc tuyên truyền để hộ kinh doanh thấy lợi ích khi chuyển đổi lên DN cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bởi nếu để họ tự nguyện thì sẽ rất chậm. Đặc biệt, thủ tục chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp cần đơn giản để bà con dễ dàng thực hiện. Kết thúc buổi tọa đàm, lãnh đạo Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam và UBND tỉnh Thái Bình đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác để phát triển DN nhỏ và vừa, hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN tại địa bàn tỉnh.
|