您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kqbd vdqg dan mach】Dấu ấn những chiếc xe đầu tiên ở Việt Nam 正文

【kqbd vdqg dan mach】Dấu ấn những chiếc xe đầu tiên ở Việt Nam

时间:2025-01-09 13:29:18 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Chiếc ô tô đầu tiên chạy hơi nướcTheo Trung tâm Lưu trữ quốc gia, đến năm 1886, Hà Nội đã có 2 chiếc kqbd vdqg dan mach

Chiếc ô tô đầu tiên chạy hơi nước

TheấuấnnhữngchiếcxeđầutiênởViệkqbd vdqg dan macho Trung tâm Lưu trữ quốc gia, đến năm 1886, Hà Nội đã có 2 chiếc ô tô, một của giáo hội chuyên để chở cha đạo Puginier và một của nhà thầu Sở Công chính ở Hà Nội là Coutel. Đây là 2 trong những chiếc xe đầu tiên tại Việt Nam, thời đó được chạy bằng động cơ hơi nước.

Dấu ấn những chiếc xe đầu tiên ở Việt Nam 1

Taxi con cóc ở Sài Gòn xưa

Phải đến những năm 1905 - 1907, ít nhất đã có khoảng 6 chiếc xe hơi nhập nguyên chiếc từ Pháp vào Sài Gòn. Người mua chiếc đầu tiên là một người Pháp và chiếc thứ hai thuộc về một người Việt Nam quê Mỹ Tho.

Sau những chiếc xe đầu tiên xuất hiện, ô tô nhập vào nước ta ngày càng nhiều hơn, vấn đề nhiên liệu cũng được đặt ra. Chính quyền Pháp khi đó đã nhập xăng dầu chủ yếu từ Malaysia, Indonesia, hoặc Hoa Kỳ, Trung Quốc.

Những loại xe thông dụng giai đoạn 1900-1930 được nhập vào Việt Nam là các loại xe của Pháp như: Renault, Peugeot, Citroen, Panhard, Berliet, Hotchkiss và một số ít xe Mỹ của hãng Ford, Chrysler và GM (General Motors).

Đến năm 1913, toàn Đông Dương, trong đó chủ yếu là Việt Nam đã có 350 xe hơi loại nhỏ. Đến năm 1926 Việt Nam có 9.504 xe ô tô.

Công ty xe hơi đầu tiên ở Saigon Ippolito et Cie -Maison V. Ippolito - thành lập năm 1900, đại lý xe Peugeot và cung cấp dịch vụ chuyên chở công cộng.

Do sự phát triển mạnh của ô tô, tại Hà Nội năm 1910 có một cơ sở sửa chữa bảo dưỡng ô tô được hình thành, đó là xưởng AVIA đặt tại phố Hàng Vôi do người Pháp lập ra.

Xe kéo tay đầu tiên đánh dấu sự ra đời của xe xích lô

Chiếc xe kéo tay có nguồn gốc từ Nhật Bản, xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1883. Đó là chiếc xe do Thống sứ người Pháp Jean Thomas Raoul Bonnal đem từ Nhật Bản về Hà Nội. Xe có tên gọi là Ginrikit, có 2 bánh bằng gỗ, do người chạy bộ cầm tay vào càng để kéo xe.

Sau đó khoảng 1 năm, vào năm 1884, một nhà thầu Pháp tại Hà Nội đã cho sản xuất khoảng 50 chiếc xe kéo cung cấp cho cả miền Bắc. Từ đây, chiếc xe kéo dần trở nên quen thuộc tại Hà Nội, tiếp đến là Hải Phòng, Nam Định.

Tiếp đó, một hãng cho thuê xe kéo được thành lập, hành khách phải giữ chỗ trước một ngày nếu muốn được thuê. Ở Hà Nội thời đó nổi tiếng là các chủ xe: Hưng Ký, Vũ Thị Hảo, Bùi Văn Quế… Năm 1920, Hà Nội đã có hãng sản xuất loại xe này với công xuất 350 xe/năm.

Phong trào xe kéo bắt đầu lan vào Huế và miền Nam. Xe kéo phổ biến nhất ở Huế là vào thời điểm 1920-1945. Ngoài nhiều xe kéo tinh xảo dành riêng cho tầng lớp vua quan, ở ngoài đường xe kéo có rất nhiều, như một loại “taxi” thời bấy giờ.

Sau khi Việt Nam giành được độc lập, tháng 5/1946, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ký sắc lệnh quy định cấm lưu hành loại xe kéo tay để chở khách.

Một thời gian sau đó, nước ta bắt đầu xuất hiện loại xe 3 bánh chở khách có tên gọi xe xích lô (phiên âm từ tiếng Pháp: Cyclo). So với xe kéo tay, xe xích lô được cải tiến từ xe đạp, nhưng có 3 bánh, có người ngồi đạp xe ở phía sau nên xe chạy được êm với tốc độ khá nhanh hơn xe kéo tay, nhưng không tốn quá nhiều sức.

Chiếc xích lô đầu tiên được sáng chế bởi một người Pháp tên là Caupeaud vào năm 1938. Năm 1939, Caupeaud mang nó sang Campuchia và sau đó được du nhập vào Sài Gòn vào những năm 1940 và từ đó rồi lan ra Hà Nội.

Xe đò đầu tiên ở Sài Gòn

Dấu ấn những chiếc xe đầu tiên ở Việt Nam 2

Vào năm 1926, đã có tổng cộng 9.510 xe cơ giới chạy tại Việt Nam

Năm 1903, ở Sài Gòn người ta đã thấy vài chiếc xe chở thư chạy bằng than. Đến năm 1908 cũng tại Sài Gòn đã có khoảng 30 xe ô tô, kiểu dáng còn thô sơ, muốn chạy phải đốt cho máy nóng trước. Về sau nhiều tư nhân nhập xe ô tô để chuyên chở hành khách, gọi là xe đò.

Tuyến xe đò đầu tiên được đem vào khai thác là tuyến Sài Gòn - Trảng Bàng, Sài Gòn - Tây Ninh. Khi các hãng xe đò ra nhiều, từ Sài Gòn, Chợ Lớn chạy khắp các tỉnh, lúc này có nhiều xe đời mới hơn với các thương hiệu như: Peugeot, Clément Bayard… thường mỗi xe chỉ được khoảng 10 - 11 người với tốc độ khoảng 30km/h.

Đến năm 1929 số ô tô nhập vào Nam kỳ đã lên đến 11.000 chiếc, trong đó có 9.000 chiếc xe du lịch.

Vào thời điểm từ 1935, xe ô tô dùng chở khách, chở hàng rộ lên ở khắp Nam kỳ. Các nhà tư sản bỏ vốn đầu tư mua xe chạy khắp các ngả, từ thành thị đến thôn quê. Ngoài Sài Gòn, Chợ Lớn là trung tâm hoạt động của các hãng xe đò, xe tải đi về các tỉnh miền Đông, miền Tây, ra miền Trung.

Xe bus đầu tiên ở Hà Nội

Với loại hình xe bus, khoảng năm 1919, Việt Nam có 4 chiếc xe bus mang nhãn hiệu General Motors (GM) của Mỹ để chuyên chở hành khách tại khu vực cột đồng hồ TP Hà Nội, cách cầu Long Biên chừng 1km (giờ là nút giao thông phía Nam lên cầu Chương Dương). Người Hà Nội thời đó phiên âm chữ bus thành “buýt” và tên gọi xe buýt có từ thời đó.

Vào thời Pháp, cứ xe chở khách dù tuyến đường ngắn hay tuyến đường dài, người ta đều gọi là xe buýt cả. Lái xe khi đó là người Việt Nam, đi làm lính thợ cho quân đội Pháp có bằng lái xe do chính phủ Pháp cấp, sau khi giải ngũ họ về làm nghề lái xe.

Xe buýt thời Pháp chỉ có một cửa lên xuống ở phía sau. Ban đầu có 2 hàng ghế gỗ sát thành xe như ghế tàu điện và tàu hỏa ở giữa là chỗ đi lại. Nhưng sau đó nhận thấy để ghế dọc chở ít khách nên các hãng xe cải tiến thành ghế ngang chở được nhiều khách hơn, trung bình mỗi xe trở khoảng 30 khách.

“Taxi con cóc” xuất hiện tại Sài Gòn

Những chiếc Renault 4CV đầu tiên được người Pháp nhập cảnh vào Việt Nam cuối thập niên 1940. Sau đó, khoảng những năm 1950, xe được dùng để chở khách theo từng chặng đường ngắn được người Pháp gọi là taxi.

Từ đó, từ taxi được người dân Sài Gòn quen gọi để đi vì giá rẻ, đáp ứng nhu cầu vận chuyển cho khách vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.

Đến những năm 1960-1970, đường phố Sài Gòn tràn ngập loại xe “taxi con cóc” có màu xanh dương và màu vàng kem. Gọi “taxi con cóc”, bởi taxi lúc đó khá nhỏ và có kiểu dáng như con cóc.

Những chiếc taxi thời kỳ này phần lớn là của tư nhân nhập từ Pháp về, sau đó được đăng ký và cấp phát số hiệu. Số hiệu được in lớn hai bên cửa, khách muốn đi taxi phải ra đường chờ xe chạy ngang qua rồi vẫy tay để gọi, hoặc ra tận những nơi đậu xe.

Tại Hà Nội, phải đến giữa năm 1993, công ty xe du lịch tiếp nhận khoảng 30 xe nhãn hiệu Mazda (Nhật) và Kia (Hàn Quốc) xe do Liên doanh Ô tô Hòa Bình sản xuất để triển khai mô hình vận chuyển khách bằng loại hình xe taxi. Sau đó, Công ty CP Taxi Hà Nội được thành lập, trở thành đơn vị đầu tiên tại Hà Nội vận chuyển khách bằng taxi.

Bến Nứa là bến xe khách đầu tiên

Bến Nứa gần đầu cầu Long Biên những năm đầu thế kỷ XX

Năm 1923, người Pháp mở rộng 2 làn xe trên cầu Long Biên ở hai bên thành cầu để cho xe ô tô đi qua.
Các loại xe ô tô, đặc biệt là xe ô tô chở khách trước đó thường phải đi phà qua sông Hồng. Hơn nữa, số xe đỗ đón trả khách ở khu vực cột đồng hồ ngày càng tăng, nơi này trở nên chật chội, vì vậy đến năm 1925 hội đồng thành phố thời đó quyết định chuyển ô tô đỗ đậu ở khu vực cột đồng hồ đến bãi đất chuyên bán nứa bên cạnh cầu Dumer (Long Biên). Từ đó, nơi này có tên là Bến Nứa. Bến ô tô Bến Nứa được coi là bến xe ô tô đón trả khách đầu tiên ở Hà Nội.

Theo Báo Giao thông 

Bạn đang sở hữu chiếc xe độc? Hãy chia sẻ thông tin, hình ảnh, video về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Những thương hiệu xe chết yểu ở Việt Nam

Những thương hiệu xe chết yểu ở Việt Nam

Sau 25 năm, thị trường ô tô Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhiều thương hiệu. Nhưng bên cạnh đó, có không ít hãng xe và thương hiệu "chết yểu", thậm chí, chỉ tồn tại 2 năm.