【bxh vđqg hà lan】Tập trung chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Giảm diện tích lúa chuyển sang cây trồng có hiệu quả cao được huyện Long Mỹ tập trung thực hiện để nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy cho lĩnh vực nông nghiệp,ậptrungchuyểnđổicytrồnghiệuquảbxh vđqg hà lan nông thôn phát triển.

Cán bộ bảo vệ thực vật huyện và xã Lương Tâm tham quan mô hình trồng đậu bắp hiệu quả của gia đình ông Quang, ở ấp 9.

Ông Lê Hồng Việt, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Long Mỹ, cho biết: Thời gian qua, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Long Mỹ luôn được các ngành, các cấp quan tâm đầu tư, hỗ trợ để nâng cao đời sống người dân. Đặc biệt, với đặc tính là vùng đất nhiễm phèn, mặn nên việc chuyển đổi cây trồng sao cho phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao là nhiệm vụ trọng tâm mà huyện chỉ đạo ngành tìm mọi giải pháp để hỗ trợ người dân. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã thực hiện chuyển đổi từ đất lúa sang các loại cây ăn trái, cây lâm nghiệp, rau màu được 170ha, vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Hiện tại, toàn huyện còn 17.500ha đất trồng lúa và theo kế hoạch năm 2019 huyện tiếp tục chuyển đổi từ 50-70ha đất lúa sang trồng bưởi da xanh, mãng cầu xiêm, chuyển từ trồng lúa 3 vụ sang trồng xen canh 2 vụ lúa - 1 vụ màu.

Tùy theo từng thời vụ mà người dân trong vùng đã mạnh dạn luân chuyển các loại rau màu trồng chuyên canh và luân canh trên nền đất lúa để nâng thu nhập cho gia đình. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã xuống giống rau màu được 3.281,61ha, đạt 120,4% kế hoạch, với sản lượng thu hoạch đạt 33.286 tấn và tổng diện tích cây ăn trái trên 3.483ha, tăng trên 346ha so với cùng kỳ năm trước, với sản lượng bình quân đạt trên 33.286 tấn. Để việc thực hiện chuyển đổi đạt kết quả như hôm nay là do huyện đã làm tốt công tác vận động, tuyên truyền người dân, từ đó nhiều hộ dân thấy được hiệu quả mà mạnh dạn chuyển đổi. Ngoài ra, sự quan tâm của các cấp, các ngành tỉnh đã hỗ trợ cho huyện để vực dậy nền nông nghiệp của vùng đất còn nhiều khó khăn.

Sự hỗ trợ là động lực rất lớn cho người nông dân có thêm nguồn lực đầu tư cây, con giống để chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả. Mới đây, Khoa nông nghiệp Trường Đại học Cần Thơ đã phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Long Mỹ thực hiện đề tài cải tạo vùng đất phèn, mặn giúp tăng độ phì nhiêu cho đất. Qua đó, thí điểm trên một hộ dân bằng hình thức hỗ trợ phân hữu cơ bón trước cho đất đầu vụ Đông xuân để sau thu hoạch lúa chuyển sang trồng màu, nhằm giúp tạo độ phì nhiêu cho đất, mang lại hiệu quả cao cho vụ màu. Hộ ông Trần Văn Tùng, ở ấp 9, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, được chọn để hỗ trợ chuyển đổi 2.000m2 đất lúa sang trồng màu lần này. Ông Tùng vui mừng cho hay: “Từ trước tới nay, gia đình tôi chỉ chuyên canh cây lúa và lâu nay cũng có ý định chuyển đổi một phần đất canh tác sang trồng màu vì cho lợi nhuận cao hơn lúa. Nhưng do kinh phí làm đất để chuyển sang trồng màu rất tốn kém, nay nhận được sự hỗ trợ này gia đình tôi rất vui”.

Qua nhiều năm thực hiện chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa sang trồng cây đậu bắp Nhật được bao tiêu ổn định đã giúp nhiều hộ dân tăng thêm lợi nhuận trên cùng diện tích. Ông Lê Minh Quang, ở ấp 9, xã Lương Tâm, cho hay: “Bốn năm qua, gia đình tôi đã chuyển 1,5 công đất ruộng sang trồng đậu bắp Nhật và đậu bắp trắng, mỗi vụ trừ chi phí lãi từ 4 triệu đồng/công. So với trồng lúa lời nhiều hơn và không phải lo đầu ra vì đã được bao tiêu sản phẩm”.

Ông Trần Văn Vũ, cán bộ tổ kỹ thuật xã Lương Tâm, phấn khởi cho biết: Từ năm 2016 đến nay, xã luôn nhận được sự quan tâm của UBND huyện, Phòng NN&PTNT huyện Long Mỹ đầu tư cho xã nông thôn mới. Trên tinh thần đó, đã hỗ trợ 100% cây giống bưởi da xanh và mãng cầu xiêm để giúp nhiều hộ dân chuyển đổi từ đất trồng lúa, vườn tạp kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái. Nhờ hỗ trợ này đã giúp xã chuyển đổi được gần 20ha đất lúa sang chuyên trồng màu và trồng 30ha bưởi da xanh, 8ha trồng mãng cầu xiêm và một số loại thủy sản. Từ đó, trên địa bàn có nhiều mô hình hiệu quả cho thu nhập từ 50-80 triệu đồng/ha, điển hình là mô hình trồng đậu bắp Nhật. Riêng rau màu trồng 3 vụ trên ruộng và liếp, bình quân mỗi năm cũng thực hiện khoảng 300ha. Với đà phát triển này, xã tiếp tục vận động, khuyến khích người dân nhân rộng mô hình có hiệu quả, nhất là mỗi năm sẽ chuyển đổi từ 5ha trở lên. Hiện nay, xã đang thực hiện khoanh vùng sản xuất theo từng loại, đồng thời chuyển giao kỹ thuật cho người dân áp dụng.

Theo ông Lê Hồng Việt, việc thực hiện chuyển đổi được huyện chọn lựa loại cây trồng để phù hợp với từng loại đất. Đối với đất khô thì chuyển sang trồng màu, còn đất trồng cây ăn trái thì tăng cường tập huấn kỹ thuật cho người dân để đảm bảo năng suất, chất lượng… Bên cạnh đó, để hàng hóa của người dân ổn định về giá cả thị trường, nâng cao được đời sống thì ngoài ngành nông nghiệp, các hội, đoàn thể cũng nên chung tay với địa phương tuyên truyền, vận động người dân sản xuất theo hình thức liên kết…

Bài, ảnh: T.XOÀN

Nhà cái uy tín
上一篇:Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
下一篇:Nga công bố 9 quốc gia trở thành đối tác BRICS trong năm 2025