Bài 3:Giải pháp đảm bảo nguồn cung vật liệu thi công cao tốc Chính phủ,ỡkhnguồncungvậtliệuccdựngiaothngtrọngđiểkết quả bóng đá ligue 1 pháp các bộ, ngành Trung ương và địa phương đang quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, trong đó có các giải pháp tháo gỡ mọi khó khăn về nguồn vật liệu san lấp, đắp nền đường. Sẽ lên biểu đồ nhu cầu vật liệu theo tiến độ dự án từ nay đến năm 2024 để đảm bảo việc khai thác, cung ứng cho phù hợp. Nâng công suất các mỏ cát đang khai thác Theo kết quả tính toán của Bộ Giao thông Vận tải, nhu cầu vật liệu của 2 dự án thành phần đoạn từ thành phố Cần Thơ đến Cà Mau, tổng khối lượng đá các loại khoảng 1,37 triệu m3; tổng khối lượng đất đắp khoảng 1,7 triệu m3; tổng khối lượng cát đắp nền khoảng 18,5 triệu m3. Đối với vật liệu đá, đất đã khảo sát đủ trữ lượng, chất lượng, công suất khai thác đáp ứng nhu cầu các dự án. Đối với vật liệu cát sông, so với tổng nhu cầu vật liệu cát khoảng 18,5 triệu m3, đến nay mới có tỉnh An Giang, Đồng Tháp dự kiến cung cấp khoảng 3 triệu m3 cát cho dự án do các địa phương đã có kế hoạch bố trí khoảng 28 triệu m3cát để thi công các dự án của tỉnh. Trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến nay đã cấp phép 66 giấy phép khai thác với tổng trữ lượng khoảng 71 triệu m3, công suất khai thác khoảng 17 triệu m3/năm. Qua điều tra, khảo sát của đơn vị tư vấn, trong tổng số các mỏ đang khai thác, nhiều mỏ có chất lượng không đáp ứng yêu cầu vật liệu đắp nền đường, nguồn vật liệu đáp ứng yêu cầu chủ yếu tập trung tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long. Bước đầu đã có phương án tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Qua báo cáo của đơn vị tư vấn và các địa phương, tổng trữ lượng các mỏ trong quy hoạch khoảng 215,58 triệu m3. Trong đó, tỉnh An Giang khoảng 54,54 triệu m3/13 mỏ; tỉnh Đồng Tháp khoảng 33,57 triệu m3/10 mỏ; tỉnh Vĩnh Long khoảng 42,3 triệu m3/10 mỏ; tỉnh Sóc Trăng khoảng 85 triệu m3. Tuy nhiên, đối với các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng thuộc khu vực hạ lưu sông Tiền và sông Hậu, chất lượng cát kém do lẫn nhiều tạp chất, hàm lượng bùn sét lớn. Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm, để đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng phục vụ thi công, hoàn thành các dự án cao tốc, đảm bảo mục tiêu đến năm 2025 cả nước sẽ có khoảng 3.000km đường bộ cao tốc, Bộ Giao thông Vận tải đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long rà soát, khẩn trương thực hiện các thủ tục nâng 50% công suất các mỏ cát đang khai thác đảm bảo chất lượng và có trong hồ sơ khảo sát vật liệu và dành toàn bộ khối lượng phần tăng thêm để cấp cho dự án. Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải cũng đề nghị UBND các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long ưu tiên bố trí đủ nguồn vật liệu cát đáp ứng tiến độ triển khai các dự án (tỉnh An Giang bố trí 7,0 triệu m3, tỉnh Đồng Tháp bố trí 7,0 triệu m3, tỉnh Vĩnh Long bố trí 5,0 triệu m3). Kịp thời triển khai các thủ tục liên quan đến khai thác mỏ vật liệu xây dựng theo thẩm quyền để cung cấp phục vụ khai thác, đáp ứng tiến độ thi công các dự án. Phân bổ, điều tiết phù hợp tiến độ thi công Việc đầu tư xây dựng các công trình, dự án hạ tầng giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long là hết sức cấp thiết nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết liệt chỉ đạo các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, trong đó có các giải pháp tháo gỡ mọi khó khăn về nguồn vật liệu san lấp, đắp nền đường. Với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy đảng các địa phương, UBND các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long đã chủ động, cùng nhau phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường bước đầu có phương án tháo gỡ một phần khó khăn về nguồn vật liệu san lấp cho các dự án. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương xây dựng kế hoạch và chịu trách nhiệm toàn diện nhu cầu các loại vật liệu thi công (trong đó có cát đắp nền), lên biểu đồ nhu cầu vật liệu theo tiến độ dự án từ nay đến năm 2024 gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương. Đồng thời, chỉ đạo các nhà thầu chủ động làm việc với các địa phương hoặc các doanh nghiệp đang và sẽ khai thác mỏ cung cấp vật liệu san lấp, đắp nền để bảo đảm nguồn cung; thực hiện theo đơn giá vật liệu do các địa phương ban hành theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tính ổn định và không làm tăng vốn đầu tư. Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh có nguồn vật liệu đất san lấp để đánh giá trữ lượng, khả năng cung ứng và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật san lấp, đắp nền đường cho các dự án trong vùng. Nghiên cứu đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn kỹ thuật để có phương án sử dụng các mỏ đất tại tỉnh Long An đã cấp phép với khối lượng 30 triệu m3để cung cấp cho các công trình, dự án hạ tầng giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, cần nghiên cứu toàn diện, kỹ lưỡng về giải pháp thiết kế các dự án giao thông đường bộ nói chung và khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; xem xét phương án thiết kế cao độ tuyến phù hợp (hoặc thay thế bằng cầu cạn) để giảm khối lượng vật liệu san lấp và tác động đến dòng chảy tiêu thoát lũ hoặc tạo thành vùng úng, ngập khi có mưa, triều cường, thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời triển khai phương án thi công phù hợp để bảo đảm tính bền vững, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở kết quả đánh giá toàn bộ trữ lượng các mỏ cát đắp nền và công suất khai thác từng năm (các mỏ đang khai thác, nâng công suất, mỏ mới hoạt động) và biểu đồ nhu cầu vật liệu cho các tuyến giao thông theo từng tháng, thực hiện phân bổ, điều tiết đối với từng mỏ, từng địa bàn, phù hợp với tiến độ thi công các dự án. Khẩn trương chủ trì nghiên cứu, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải thử nghiệm nguồn cát biển; xem xét, nghiên cứu việc sử dụng vật liệu thay thế (cát nghiền từ đá, tro xỉ...) để cung ứng cho các dự án đường cao tốc và các công trình dân dụng. Trước ngày 22 tháng 4 năm 2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện thủ tục cấp phép mỏ vật liệu san lấp, nâng ngay công suất 50% ở các mỏ cát đang khai thác; cấp lại giấy phép khai thác các mỏ đã hết hạn, tạm thời đóng cửa theo Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ. Bài, ảnh: NGỌC ANH |