Ngân hàng Techcombank thông báo đã phát hành thành công 52,ángầntriệucổphiếuchomộtcánhâlịch thi đấu brentford6 triệu cổ phiếu trong số 70 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ theo kế hoạch từ đầu năm.
Số cổ phiếu còn lại là 17,3 triệu sẽ được bán cho 9 cá nhân, trong đó riêng 1 cá nhân tên Nguyễn Đức Thuận sẽ mua 16,9 triệu cổ phần.
Với giá bán là 30.000 đồng/ cổ phần, tổng số tiền người này chi ra để nắm giữ 16,9 triệu cổ phiếu Techcombank khoảng 510 tỷ đồng. Nội dung này đã được Hội đồng quản trị của ngân hàng thông qua vào ngày 17/11. Giao dịch dự kiến sẽ kết thúc vào ngày hôm nay (20/11).
Trước đó, ngân hàng công bố một kế hoạch tăng vốn thêm 5.000 tỷ đồng thông qua 2 đợt phát hành cổ phiếu. Đợt 1 là 70 triệu cổ phiếu đã diễn ra và đợt 2 là 430 triệu cổ phiếu sẽ được thực hiện trong thời gian tới.
Nếu hoàn thành kế hoạch này, vốn điều lệ của Techcombank sẽ tăng lên 13.800 tỷ đồng. Số vốn mới nhằm bổ sung vốn cho hoạt động tín dụng, đầu tư trái phiếu và tài sản cố định cũng như mở rộng mạng lưới ngân hàng.
Kế hoạch tăng vốn của Techcombank được khởi động lại sau khi ngân hàng này mua lại thành công toàn bộ 172 triệu cổ phiếu do HSBC nắm giữ làm cổ phiếu quỹ. HSBC đầu tư vào Techcombank từ năm 2005 với tỷ lệ 10% và tăng lên gần 20% vào năm 2008.
Tập đoàn Masan là cổ đông nắm giữ 30,4% lợi ích tại ngân hàng Techcombank, theo báo cáo đến giữa năm 2017, bao gổm 15,8% tỷ lệ cổ phần sở hữu trực tiếp và 14,9% lợi ích từ trái phiếu chuyển đổi.
Tuy nhiên sau khi Techcombank mua lại cổ phiếu của HSBC, phát hành thêm 70 triệu cổ phiếu và Masan bán ra một nửa số trái phiếu chuyển đổi nắm giữ, tỷ lệ lợi ích của tập đoàn này tại ngân hàng đã thay đổi đáng kể.
Techcombank hiện có tổng tài sản 233 nghìn tỷ đồng, nằm cùng nhóm quy mô tài sản với ACB, MB, SHB và VPBank. Trong 9 tháng đầu năm, ngân hàng này đạt 4.840 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, chỉ đứng sau các ngân hàng nhà nước (Vietcombank, Vietinbank, BIDV) và VPBank.