Kiểm soát chặt nhập lậu gia cầm, bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước. Ảnh: Bộ NN&PTNT Ảnh hưởng tiêu cực tới ngành chăn nuôi
Tại hội nghị "Ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm và giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững", do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức chiều 17/10, đại diện Cục Thú y đã dẫn số liệu của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, ước tính lượng gà sống nhập tiểu ngạch, nhập lậu qua biên giới lên tới 200.000 - 250.000 tấn/năm. Mỗi tháng có hàng chục ngàn tấn gà thải loại được nhập lậu qua biên giới vào nước ta.
Ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm Việt Nam cho hay, tình trạng nhập lậu khiến cho thị trường trong nước càng khó khăn hơn. Chưa bao giờ ngành chăn nuôi lao đao, doanh nghiệp bị thua lỗ nặng nề như hiện tại. Lợi nhuận ngành chăn nuôi gia cầm hai năm qua là âm. Gà ta sản xuất trong năm qua đều bán dưới giá thành. Đây là điều đáng báo động.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các cơ quan truyền thông tiếp tục đồng hành cùng ngành Nông nghiệp trong công cuộc đấu tranh, ngăn chặn, phát giác hoạt động buôn bán, nhập lậu gia súc gia cầm, con giống không rõ nguồn gốc để bảo vệ ngành chăn nuôi, doanh nghiệp, người sản xuất trong nước. Ông Vũ Anh Tuấn - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam cho biết, việc nhập lậu con giống gia cầm không phải do trong nước thiếu nguồn cung, chất lượng con giống thấp hay giá cao mà do các nước dư thừa nguồn cung và thói quen tiêu dùng của người Việt, ưa chuộng sản phẩm gà dai.
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi, C.P chịu ảnh hưởng nặng nề từ vấn đề nhập lậu, đặc biệt là về giá bán. Ngoài ra, khi người chăn nuôi chịu thiệt hại, giảm đàn cũng sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, trong vài năm gần đây, doanh nghiệp chăn nuôi liên tục thua lỗ, nhiều người phá sản, chăn nuôi "ăn" hết sổ đỏ. Thực trạng này, có một phần tác động của tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm. Ngoài ra, vấn đề nhập lậu không chỉ ảnh hưởng đến giá sản phẩm chăn nuôi trong nước mà còn ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.
Hiện các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi Việt Nam khoảng 3,7 tỷ USD, ông Tiến đặt vấn đề nếu không tìm được giải pháp bền vững cho ngành chăn nuôi, liệu các doanh nghiệp có ở lại hay làn sóng đầu tư sẽ chảy về nơi khác?
Các lực lượng chức năng bắt giữ gia cầm giống nhập lậu. Ảnh: Bộ NN&PTNT Kiểm soát, ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm là nhiệm vụ quan trọng
Trước thực trạng đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, việc kiểm soát, ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm là nhiệm vụ quan trọng, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi, đến vấn đề an toàn dịch bệnh, vệ sinh thực phẩm và xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi. Vì vậy, hoạt động này cần được quan tâm đúng mực và đấu tranh quyết liệt.
"Ngành chăn nuôi tạo sinh kế, việc làm, thu nhập cho 6 triệu hộ nông dân. Do vậy, không thể để cho tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm hoành hành" - ông Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Theo ông Tiến, để ngăn chặn tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm, cần phát triển ngành công nghiệp giống do giống quyết định năng suất, chất lượng. Bên cạnh đó, phát triển ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi; thúc đẩy chế biến và chế biến sâu, chú trọng bảo vệ môi trường. Đặc biệt, các lực lượng cần phối hợp chặt chẽ, xây dựng quy chế phối hợp cụ thể, kiên quyết ngăn chặn, xử lý hoạt động buôn bán, nhập lậu gia súc gia cầm, con giống không rõ nguồn gốc để bảo vệ ngành chăn nuôi, doanh nghiệp, người sản xuất trong nước.
Đại tá Nguyễn Văn Hiệp - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng cho biết, công tác đấu tranh chống buôn lậu không hề đơn giản do phạm vi kiểm soát, quản lý rộng lớn, địa hình phức tạp. Vì vậy, các ngành cần chia sẻ trách nhiệm, cùng chống buôn lậu, đồng thời ngành chăn nuôi và thú y cũng cần có giải pháp căn cơ như xây dựng các trang trại lớn, quy mô công nghiệp, sự tham gia của các doanh nghiệp chăn nuôi lớn để giải quyết tình trạng nhập lậu này.
顶: 36踩: 4Để giải quyết vấn đề nhập lậu, bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) đã đề nghị Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ điều tra nắm bắt tình hình các đối tượng đầu nậu, các đường dây chuyên buôn bán, nhập lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới. Bộ Quốc phòng kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong phạm vi địa bàn quản lý.
【nhận định atlas】Kiểm soát chặt nhập lậu gia cầm, bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước
人参与 | 时间:2025-01-10 19:15:08
相关文章
- Nhận định, soi kèo U21 Swansea City vs U21 Colchester United, 22h00 ngày 6/1: Khó tin Thiên nga đen
- Resolution underway to remove bottlenecks for small
- Việt Nam attends ASEAN
- Claim of Việt Nam's tightening visas for foreigners 'baseless': Foreign ministry
- Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
- New phase in Việt Nam’s ties with Dominican Republic, Caribbean
- MoU signed to foster Việt Nam
- Strengthening ties between Argentina and Việt Nam in Hồ Chí Minh City
- Infographics: Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2024
- Top legislator receives Chairwoman of Cambodia
评论专区